Interdisciplinary Lê Nguyên Hương
Đặng Hồng Thụy
of Interdisciplinary
Tóm tắt:
Khi tiếng Anh được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực chuyên môn và là công cụ giao tiếp quan trọng trong công việc thời đại 4.0 thì việc giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành (TACN) tại các trường đại học ở Việt Nam càng cần được quan tâm nhiều hơn. Với mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học TACN May tại Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội (ĐHCNDMHN), nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy TACN May tại trường ĐHCNDMHN, đánh giá chương trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy học phần TACN May. Thông qua việc khảo sát 295 sinh viên (SV), phỏng vấn 8 giảng viên (GV), dự giờ 5 GV đang trực tiếp tham gia dạy và học các học phần TACN và phân tích các tài liệu liên quan đến các học phần TACN, nghiên cứu đã chỉ ra những ưu nhược điểm của việc dạy và học học phần TACN May và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của học phần.
Từ khóa: Tiếng Anh chuyên ngành, sự hài lòng, trường đại học, sinh viên
1. Nội dung nghiên cứu
1.1. Tầm quan trọng của Tiếng anh chuyên ngành May trong thời đại 4.0
Trong thời đại cách mạng 4.0, công nghệ phát triển và các công ty có xu hướng thương mại hóa, toàn cầu hóa. Họ hướng tới khách hàng trên toàn thế giới chứ không gói gọn trong nước. Chính vì vậy sự phổ biến của Tiếng Anh nói chung và TACN May nói riêng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết đối với những người làm việc với khách hang và các đối tác nước ngoài.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc dạy và học TACN đang mở ra nhiều cơ hội cũng như đối mặt với những thách thức từ nhiều phía. Công tác giảng dạy gặp phải một số trở ngại về phân bổ chương trình, lựa chọn giáo trình phù hợp, trình độ đầu vào và trình độ tiếp thu của SV, cũng như chuyên môn và phương pháp của GV. Savas (2009) đưa ra những khó khăn chủ yếu của tình trạng giảng dạy TACN ở Thổ Nhĩ kỳ là việc GV thiếu kiến thức chuyên môn cũng như sự đào tạo bài bản. Ngoài ra, Amirian và Tavakoli (2009) cũng đã có nghiên cứu đánh giá lại các chương trình khóa học về TACN ở Iran thì cho rằng thiết kế của chương trình và cấu trúc nội dung của giáo trình đã không hoàn toàn phù hợp dẫn đến không thúc đẩy được động cơ học tập của SV. Qua việc tham khảo những nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy rằng đào tạo TACN May tại trường ĐHCNDMHN cũng gặp phải những khó khăn tương tự. Do vậy chúng tôi mong muốn thực hiện một khảo sát nhỏ để đánh giá sự hài lòng của SV đối với học phần TACN May để nâng cao công tác quản lý, và điều chỉnh việc dạy - học TACN May đạt hiệu quả tối ưu nhất.
1.2. Tình hình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội hiện nay.
A- Ưu điểm
1.2.1. Đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy
11/11 giảng viên (100%) có trình độ thạc sĩ, được đào tạo từ các trường đại học lớn và có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy Tiếng Anh. Điều này là nền tảng tốt cho các GV đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, tiếp nhận giảng dạy học phần mới dễ dàng hơn. Các GV đều có tinh thần ham học hỏi, liên tục thay đổi phương pháp giảng dạy tạo hứng thú cho người học.
Cụ thể là các GV đã và đang sử dụng các công cụ kỹ thuật số Kahoot, Power point, Quizizz, Flipgrids… giúp SV hứng thú hơn trong học tập.
1.2.2. Sinh viên
Đa số các SV ham học hỏi, đầu tư thiết bị học online. Nhiều SV có tính chủ động trong học tập hoàn thành nhiệm vụ giảng viên yêu cầu. Ví dụ khi GV yêu cầu các em đóng vai trong tình huống giả định đi kiểm tra hàng mẫu tại doanh nghiệp, các em đã sử dụng các công cụ như Zoom, Flipgrid để quay bài tập và nộp bài cho GV qua Zalo, Google classroom và Flipgrid….
1.2.3. Tài liệu giảng dạy và chương trình giảng dạy
Tài liệu và đề cương học phần được cập nhật hàng năm từ tài liệu thực tế từ doanh nghiệp. Nội dung giáo trình tập trung phát triển 5 kỹ năng cho SV bao gồm: Nghe, Nói, Đọc, Viết và Dịch thuật.
1.2.4. Cơ sở vật chất
Các phòng học đều được trang bị Ti vi, loa đài, internet hỗ trợ cho giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, bộ môn Tiếng Anh cũng được trang bị hai phòng học Tiếng hiện đại có đầy đủ hệ thống máy tính, hệ thống cách âm, ti vi, tai nghe cho SV luyện kỹ năng Nghe và Nói.
B. Những hạn chế
1.2.5. Đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy
Các GV trẻ được phân công giảng dạy TACN không có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn và thuật ngữ chuyên ngành do không được đào tạo chuyên sâu. Kiến thức về chuyên ngành giữa các giảng viên chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Các GV ít có cơ hội được tham gia các khoá bồi dưỡng thực tế tại doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức chuyên ngành.
1.2.6. Sinh viên
Trình độ Tiếng Anh của SV tại trường không đồng đều nên GV gặp khó khăn trong quá trình truyền đạt. Một số SV khá thụ động, không tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp. Một bộ phận SV lên lớp với thái độ đối phó, với tâm lý quan niệm rằng môn TACN rất khó, điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
1.2.7. Tài liệu giảng dạy và chương trình giảng dạy
Mặc dù tài liệu giảng dạy do bộ môn tự biên soạn dựa theo các tài liệu của doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có sự nhận xét, góp ý từ chuyên gia trong Ngành. Các nội dung về các mã hàng còn thiếu sản phẩm mẫu đi kèm. Việc này dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức của SV.
1.2.8. Cơ sở vật chất và quy mô lớp học
Hiện nay sĩ số một lớp TACN quá đông (trên dưới 60 SV) là một trong những thách thức đối với quá trình triển khai hoạt động dạy học giữa GV và SV. Bên cạnh đó, mạng Internet không ổn định dẫn đến việc GV khó áp dụng các phương pháp dạy học sử dụng công cụ trực tuyến.
Dựa trên những tồn tại trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng học và dạy TACN May trong thời đại 4.0 tại trường ĐHCNDMHN để tìm ra điểm mạnh, điểm cần khắc phục trong quá trình giảng dạy của GV cũng như tiếp nhận những nhận xét đánh giá của SV. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học TACN May tại trường ĐHCNDMHN.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng tham gia nghiên cứu là các SV đã và đang theo học học phần TACN May và đội ngũ GV đang giảng tại trường ĐHCNDMHN. Cụ thể có 295 SV tham gia khảo sát, 8 GV tham gia phỏng vấn và 5 GV được dự giờ. Các GV đều có trình độ chuyên môn, độ tuổi và kinh nghiệm giảng dạy khác nhau để đảm bảo độ đa dạng thông tin về nhận định của GV về chương trình TACN May.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Bảng câu hỏi được thiết kế trên Google Form liên quan đến các yếu tố khảo sát ý kiến của SV với học phần TACN May. Bảng hỏi gồm 3 phần theo 5 mức độ của thang đo Likert từ rất không đồng ý đến rất đồng ý. Bảng hỏi gồm 17 câu hỏi chia thành 4 nhóm câu hỏi chính. Nhóm 1 là những câu hỏi về thông tin cơ bản của đối tượng tham gia phỏng vấn; nhóm 2 là những câu hỏi về mức độ hài lòng của SV về kiến thức và kỹ năng của học phần TACN May; nhóm 3 hỏi về mức độ hài lòng của SV với GV giảng dạy TACN May; nhóm 4 là những câu hỏi về cơ sở vật chất ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi còn được thiết kế thêm một câu hỏi mở để SV tự do bày tỏ kiến nghị và đề xuất của mình. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi chép, quan sát thực tế 5 giờ dạy của 5 GV khác nhau và phỏng vấn 8 GV trong Tổ để có cái nhìn khách quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của SV với học phần TACN May
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Công cụ thu thập số liệu chủ yếu dựa trên bảng hỏi. Thời gian khảo sát từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2021. Do dịch bệnh Covid nên nhóm thu thập theo hai hình thức online (1) phỏng vấn online 8 GV; (2) dự giờ online 5 giờ với phiếu đánh giá giờ giảng; (3) điền theo mẫu online Google Form, thu được 295 câu trả lời.
Bảng 1. Câu hỏi khảo sát Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý của bản thân với những phát biểu dưới dây bằng cách khoanh tròn vào mức độ tương ứng (mức độ đồng ý càng cao, Anh/Chị cho điểm càng cao)
-
Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Phân vân; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý
Mã |
Nội dung câu hỏi |
Tham khảo |
|
Đề cương chi tiết của học phần |
|
ĐCCT1 |
Anh/chị hiểu rõ mục tiêu của học phần Tiếng Anh chuyên ngành May mà mình theo học |
Athiayaman (1997), Beverly và cộng sự |
ĐCCT2 |
Nội dung kiến thức và kỹ năng của Học phần Tiếng Anh chuyên ngành May đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng trong thời đại 4.0. |
ĐCCT3 |
Kiến thức được cập nhật thường xuyên và sát với thực tế. |
ĐCCT4 |
Nội dung học phần Tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại của anh/chị. |
|
Đội ngũ giảng viên |
|
GV1 |
Giảng viên có kiến thức chuyên sâu và cập nhật về học phần mà giảng viên đảm nhiệm giảng dạy |
Snipes và Thomson (1999) |
GV2 |
Giảng viên sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy khác nhau giúp học viên hiểu bài một cách dễ dàng |
GV3 |
Giảng viên thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học |
GV4 |
Giảng viên cung cấp và hướng dẫn sử dụng tài liệu học tập, tham khảo cần thiết cho mỗi học phần |
GV5 |
Giảng viên tuân thủ giờ giấc giảng dạy theo kế hoạch |
GV6 |
Giảng viên có thái độ thân thiện và sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm với học viên |
GV7 |
Giảng viên đánh giá kết quả học tập của học viên chính xác và khách quan |
|
Cơ sở vật chất |
|
CSVC1 |
Phòng học đáp ứng được yêu cầu học tập của sinh viên |
Harvey và Green (1993), Nguyễn Thị Thắm (2010) |
CSVC2 |
Số lượng sinh viên trong một lớp học là phù hợp |
CSVC3 |
Các ứng dụng tiên ích trực tuyến, truy cập mạng Internet hỗ trợ hiệu quả cho việc giảng dạy và học tập |
CSVC4 |
Tài liệu học tập, nghiên cứu do giảng viên cung cấp cho mỗi học phần phong phú, đa dạng |
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
2.4. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thống kê mô tả
Hình 1: Câu hỏi liên quan đến đối tượng được khảo sát
Hình 2: Câu hỏi liên quan đến đối tượng được khảo sát
Dữ liệu phục vụ cho việc phân tích thống kê được lấy từ dữ liệu điều tra 295 SV. Trong đó về giới có 91,5% là SV nữ, 8,5% SV nam. Số lượng SV đã tốt nghiệp đi làm tham gia trả lời là 18 sv (chiếm 6,1%). SV năm thứ tư là 96 sv (chiếm 32,5%), SV năm thứ ba là 166 sv (chiếm 56,3%). Còn lại là SV năm thứ nhất và năm thứ hai.
Hình 3. Mô hình nghiên cứu.
(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)
2.4.1. Nội dung học phần
Mã |
Nội dung câu hỏi |
Kết quả khảo sát (295 sv) |
|
Nội dung của học phần |
1.Rất không đồng ý |
2.Không đồng ý |
3.Phân vân |
4.Đồng ý |
5.Rất đồng ý |
NDHP1 |
Anh/chị hiểu rõ mục tiêu của học phần Tiếng Anh chuyên ngành May mà mình theo học |
2% |
0,3% |
6,8% |
61,4% |
29,5% |
NDHP2 |
Nội dung kiến thức và kỹ năng của Học phần Tiếng Anh chuyên ngành May đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng trong thời đại 4.0 |
1,7% |
2,1% |
7,2% |
63% |
26% |
NDHP3 |
Kiến thức được cập nhật thường xuyên và sát với thực tế |
2% |
2,7% |
10,2% |
65,4% |
19,7% |
NDHP4 |
Nội dung học phần Tiếng Anh chuyên ngành May đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại của anh/chị |
2,7% |
2,4% |
14,2% |
58% |
22,7% |
Qua kết quả trên chúng ta nhận thấy có hơn 50 % sinh viên đồng ý và rất đồng ý với nội dung kiến thức, kỹ năng học phần TACN May. 14,2% SV phân vân khi được hỏi về nội dung học phần TACN May. 10,2% SV phân vân và 2,4% không đồng ý và 2% rất không đồng ý.
-
. Giảng viên
Mã |
Nội dung câu hỏi |
Kết quả khảo sát |
|
Đội ngũ giảng viên |
1. Rất không đồng ý |
2.Không đồng ý |
3. Phân vân |
4. Đồng ý |
5. Rất đồng ý |
GV1 |
Giảng viên có kiến thức chuyên sâu và cập nhật về học phần mà giảng viên đảm nhiệm giảng dạy |
2,7% |
1,4% |
4,8% |
66,6% |
24,6% |
GV2 |
Giảng viên sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy khác nhau giúp học viên hiểu bài một cách dễ dàng |
1,7% |
1% |
9,5% |
63,9% |
23,8% |
GV3 |
Giảng viên thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học |
1,4% |
1,4% |
11% |
63,9% |
22,3% |
GV4 |
Giảng viên cung cấp và hướng dẫn sử dụng tài liệu học tập, tham khảo cần thiết cho mỗi học phần |
1,7% |
0,7% |
6,5% |
65,4% |
25,7% |
GV5 |
Giảng viên tuân thủ giờ giấc giảng dạy theo kế hoạch |
2,4% |
0,7% |
3,8% |
66,4% |
26,6% |
GV6 |
Giảng viên có thái độ thân thiện và sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm với học viên |
1,7% |
1% |
3,1% |
62,3% |
31,8% |
GV7 |
Giảng viên đánh giá kết quả học tập của học viên chính xác và khách quan |
1,7% |
0,7% |
4,4% |
68,7% |
24,5% |
Câu hỏi về SV cũng thu được những kết quả khá khả quan, có tới 81,2% SV được hỏi đồng ý và rất đồng ý khi được hỏi liệu GV có kiến thức chuyên sâu và cập nhật về học phần mà GV đảm nhiệm giảng dạy hay không. Vẫn có 4,8% SV phân vân. 4,1% SV không đồng ý và rất không đồng ý. Các câu hỏi còn lại cũng nhận được kết quả khá cao về sự đồng ý và rất đồng ý.
2.4.3. Cơ sở vật chất
Mã |
Nội dung câu hỏi |
Kết quả khảo sát |
|
Cơ sở vật chất |
1. Rất không đồng ý |
2.Không đồng ý |
3.Phân vân |
4.Đồng ý |
5. Rất đồng ý |
CSVC1 |
Phòng học đáp ứng được yêu cầu học tập của sinh viên |
1,4% |
5,1% |
12,3% |
68,3% |
13% |
CSVC2 |
Số lượng sinh viên trong một lớp học là phù hợp |
1,4% |
5,8% |
11,9% |
65,2% |
15,7% |
CSVC3 |
Các ứng dụng tiên ích trực tuyến, truy cập mạng Internet hỗ trợ hiệu quả cho việc giảng dạy và học tập |
1,7% |
4,4% |
11,6% |
66,7% |
15,6% |
CSVC4 |
Tài liệu học tập, nghiên cứu do giảng viên cung cấp cho mỗi học phần phong phú, đa dạng |
1% |
2,4% |
10,8% |
67,8% |
18% |
SV đánh giá khá cao về cơ sở vật chất của Nhà trường. Tuy nhiên vẫn có tới 10,8% đến 12,3% SV phân vân với các câu hỏi được đưa ra. 6,5% SV không đồng ý khi cho rằng phòng học đáp ứng được yêu cầu học tập của SV. 7,2% SV không thấy đồng ý về sĩ số trên một lớp học.
2.4.4. Kiến nghị và đề xuất của sinh viên:
Qua phần câu hỏi mở dành cho SV trên Google Form để đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học TACN. Dưới đây là một số đề xuất của SV:
A - Giảng viên
- Áp dụng nhiều phương pháp dạy 4.0 khác nhau để tạo ra sự mới mẻ, hứng thú học cho SV.
- Mong các thầy cô dạy chậm hơn
- Mong nhà truờng bố trí lại số luợng tiết học, cũng như GV nên giảng dạy những bài đầu từ từ SV sẽ tiếp cận dễ dàng hơn để không bị sợ môn học này và có hứng thú hơn.
B - Nội dung học phần
- Các thầy cô nên giao bài tập dịch bảng thông số, TLKT cho sinh viên sát với Doanh nghiệp hơn.
- Em mong muốn nhà trường tăng thời lượng học TACN.
C - Cơ sở vật chất và sĩ số lớp học
- Số lượng SV nên cắt giảm
- Nên có Intenet hỗ trợ SV trong việc tra từ điển.
2.4.5. Kết quả phỏng vấn, kết quả dự giờ các Giảng viên
Tất cả 8 GV đều đưa ra ý kiến rằng giảng dạy các môn TACN khá vất vả. Họ phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu giảng dạy. Sĩ số lớp học đông cũng là một khó khăn nữa của các GV khi tổ chức các hoạt động học trên lớp. Với bối cảnh đại dịch Covid như hiện nay, GV gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự tham gia học tập của SV suốt những tiết giảng online. Ngoài ra các yếu tố khách quan như mạng Internet không ổn định, thiết bị giảng dạy và học tập trục trặc, thực sự cũng tạo áp lực cho GV.
Qua 5 tiết dự giờ TACN May, chúng tôi nhận thấy tất cả các GV đã áp dụng công nghệ 4.0 được áp dụng để kiểm soát việc nắm bắt nội dung kiến thức và kỹ năng của SV giúp giờ giảng thú vị hơn, sôi động hơn. Ví dụ các cô đã sử dụng các công cụ tương tác và quản lý học tập online như Shubclassroom, Google classroom, Microsoft Teams…. để kiểm soát việc hoàn thành bài tập của SV.
Tuy nhiên vẫn còn một điểm hạn chế đó là kiến thức chuyên sâu của một vài GV còn chưa sâu nên các thầy cô khó có thể xây dựng được bài học sát với nghề nghiệp thực tế.
3. Giải pháp nâng cao sự hài lòng về chất lượng giảng dạy và kiến nghị của nhóm tác giả
3.1. Nội dung học phần
Nội dung học phần cần bổ sung thêm tín chỉ vì năng lực tiếng anh của các em SV còn hạn chế. Ngoài ra, tài liệu giảng dạy và tham khảo cần được bổ sung nhiều hơn từ nguồn tài liệu thực tế của doanh nghiệp .
3.2. Giảng viên
Nhà trường cần tạo thêm nhiều điều kiện hơn nữa cho các GV tham gia các khóa tập huấn, đi thực tế tại các Doanh nghiệp lớn trong nước và ở nước ngoài. Bồi dưỡng thêm các GV chuyên ngành May có trình độ Tiếng Anh tốt sang giảng dạy TACN May.
Về phía Khoa Tin học Ngoại Ngữ, Khoa cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút các chuyên gia từ các doanh nghiệp và các tổ chức, cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy cho một số nội dung của học phần. Qua đó, SV không chỉ học hỏi được kiến thức thực tế mà còn có cơ hội tiếp cận với các xu hướng công việc trong và ngoài nước, có cái nhìn đa chiều về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
3.3. Cơ sở vật chất
Mặc dù nhà trường đã có sự đầu tư lớn vào cơ sở vật chất cho các phòng học. Tuy nhiên với sĩ số lớp trên dưới 60 thì các SV ngồi phía dưới vẫn khó theo dõi được giờ giảng. Nhà trường cũng cần đầu tư nhiều hơn sách điện tử tham khảo về chuyên ngành may để người học dù đang ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện điện tử của nhà trường để tự nghiên cứu. Thiết kế nhiều hơn các bài giảng e-learning để có những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, người học sẽ được hướng dẫn học qua mạng.
Kết luận
Để đáp ứng sự kỳ vọng của SV cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng, Bộ môn TACN may cần lắng nghe và cải thiện những điểm còn hạn chế để nâng cao sự hài lòng của người học đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp may trong thời đại 4.0.
Tài liệu tham khảo
[1]. A. Athiyaman, Linking student satisfaction and service quality perceptions: the case of university education, European Journal of Maketing, edition 31 (7) (1997) 528-540.
[2]. Amirian, Z., & Tavakoli, M. (2009). Reassessing the ESP courses offered to engineering students in Iran. English for specific purposes world, 8(23), 1-13.
[3]. Savaş, B. E. K. İ. R. (2009). Role of Functional Academic Literacy in ESP Teaching: ESP Teacher Training in Turkey for Sustainable Development. Journal of International Social Research, 2(9).
[4]. Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Luận Văn Thạc sĩ, Viện Đảm bảo Chất lượng, ĐHQGHN.
[5]. Snipes, R. L. & N. Thomson (1999), Leadership Journal, 3 (1999) 1, 39-57.
STUDENTS’ SATISFACTION WITH ENGLISH FOR GARMENT AT HANOI INDUSTRIAL TEXTILE GARMENT UNIVERSITY IN THE 4.0 INTERGATION PERIOD
Le Nguyen Huong
Dang Hong Thuy
Hanoi Industrial Textile Garment University
Abstract:
As English is used more and more in professional fields and plays an important role in communication at work in the 4.0 intergration period, the teaching of English for specific purposes at universities and colleges in Vietnam gets more and more attention. With the aim of improving the effectiveness of teaching and learning of English for Garment module at Hanoi Industrial Textile Garment University, this study focuses on understanding the current situation of teaching English for garment at Hanoi University of Textile and Garment Industry. Through surveying 295 students, interviewing 8 teachers, observing 5 teachers’classes, the research has shown the advantages and disadvantages remained in English for Garment teaching and learning process and then propose solutions to enhance the efficiency of the module.
Keys: English for Garment, satisfaction, university, studentsSchool