Những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất may công nghiệp chủ yếu tổ chức sản xuất với hình thức may gia công, công đoạn mẫu không thiết kế mà nhận luôn mẫu thiết kế từ phía khách hàng, bộ phận kỹ thuật kiểm tra về độ phức tạp kiểu mẫu, độ chính xác và tiến hành triển khai sản xuất CMT. Chính vì vậy, giá thành gia công không cao, thu nhập thấp. Để khắc phục vấn đề này, hiện nay xu hướng các doanh nghiệp may đã và đang chuyển dần sang hình thức sản xuất OEM hoặc ODM. Đây là phương thức sản xuất bao gồm từ khâu thiết kế ý tưởng, thiết kế mẫu, mua nguyên liệu và triển khai sản xuất từ cắt, may, hoàn tất, đóng gói sản phẩm và bán lại cho nhà phân phối. Với phương thức sản xuất này đã mang lại giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều.
Để đáp ứng với sự phát triển chung của ngành May mặc, đồng thời điều chỉnh, bổ sung phương pháp thiết kế mới phù hợp trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã biên soạn cuốn sách Thiết kế mẫu trang phục Tập 2 do ThS Ngô Thị Xuân Thủy làm chủ biên. Cuốn sách gồm các nội dung sau:
- Chương 1. Cơ sở phát triển mẫu: phương pháp thiết kế dịch chuyển chiết ly, tác dung của chiết ly, nguyên tắc dịch chuyển chiết ly, phương pháp thiết kế tạo sóng vải, nhún bèo…
- Chương 2: Phương pháp thiết kế mẫu một số kiểu chi tiết của áo sơ mi nam, nữ, quần âu nam, nữ thời trang, một số kiểu cổ áo, kiểu tay áo, kiểu nẹp áo, cầu ngực, cầu vai, túi, thép tay…
- Chương 3: Phương pháp thiết kế mẫu áo sơ mi thời trang
- Chương 4: Phương pháp thiết kế mẫu quần âu thời trang
- Chương 5: Phương pháp thiết kế một số kiểu chân váy, váy liền thời trang
- Chương 6: Phương pháp thiết kế mẫu áo jacket thời trang
- Chương 7: Phương pháp thiết kế mẫu áo vest thời trang
- Chương 8: Phương pháp thiết kế mẫu áo manto thời trang
- Chương 9: Phương pháp thiết kế mẫu áo dài thời trang
- Chương 10: Thiết kế mẫu theo sản phẩm mẫu
- Chương 11: Thiết kế mẫu theo tài liệu
Đây là tài liệu có giá trị cho cán bộ kỹ thuật ngành Công nghệ may, các nhà thiết kế nói chung. Các phương pháp thiết kế mẫu này sẽ là cơ sở cho người học thiết kế mẫu trên phần mềm Gerber, Lectra, Optitex..
Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết của cuốn sách tại Phòng đọc tự chọn C2- 201 Thư viện trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.