Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Duyệt đề tài nghiên cứu cấp khoa

Ngày đăng: 03:41 - 10/09/2019 Lượt xem: 968
Ngày 06/9/2019,  Hội đồng khoa học - Khoa Khoa học cơ bản ( KHCB) trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức nghiệm thu đề tài NCKH “ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 đáp ứng yêu cầu cung cấp phương pháp luận giải quyết  vấn đề  thực tiễn ngành nghề cho sinh viên công nghệ may Trường ĐHCN Dệt may Hà Nội” do ThS. Đặng Thị Nga – làm chủ nhiệm đề tài.    


Toàn cảnh Hội đồng kiểm duyệt

Hội đồng đánh giá gồm có: TS. Lưu văn Thiêm, Trưởng khoa KHCB, Chủ tịch Hội đồng; ThS.Trịnh Thị Phương - Giảng viên Khoa KHCB, Phản biện 1; ThS. Chu Mai Hương - Phó Trưởng khoa Công nghệ may, Phản biện 2;  ThS.Ngô Thị Xuân Thủy - Phó giám đốc Trung tâm thực hành may, Ủy viên; Th.S Trần Thị Thanh Thủy - Giảng viên Khoa kinh tế, Ủy viên; Th.S Nguyễn Thị Thùy - Giảng viên Khoa KHCB, Ủy viên ; ThS. Đặng Thị Thúy Thành - Giảng viên Khoa KHCB, Thư ký Hội đồng.

Thay mặt nhóm nghiên cứu, Th.S Đặng Thị Nga báo cáo trước Hội đồng các nội dung chính trong đề tài và đã nêu bật được một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin1 và Bộ tài liệu những tình huống vận dụng phương pháp luận của học phần giải quyết thực tiễn ngành nghề cho sinh viên công nghệ may. 

 


ThS. Đặng Thị Nga, chủ nhiệm đề tài báo cáo

      Tại buổi đánh giá, tác giả và nhóm nghiên cứu được nghe nhiều ý kiến góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng. Các thành viên trong Hội đồng đều đánh giá đây là đề tài khó, sự thành công của đề tài sẽ góp phần  giải quyết vấn đề  thực tiễn ngành nghề cho sinh viên công nghệ may. Đề tài được đánh giá cao khi nhóm tác giả đã đưa ra nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan về đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của học phần này để khảo sát lấy ý kiến của giảng viên và sinh viên. Kết quả thu được của đề tài này có thể áp dụng cho sinh viên tại trường và là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy đối với giảng viên bộ môn chính trị. Để đề tài hoàn thiện hơn, Hội đồng cũng yêu cầu tác giả và thành viên đề tài cần đưa ra các giải pháp cụ thể, nghiên cứu và phân tích sâu cho phù hợp với thực tế cũng như vận dụng phương pháp luận của học phần này để giải quyết vấn đề thực tiễn ngành nghề của sinh viên. .

Vũ Văn Hải

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 46 Tổng truy cập: 18.722.763