Ngày 02/06/2023, Hội đồng Khoa học Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội do TS. Nguyễn Văn Đức – Phó hiệu trưởng nhà trường làm Chủ tịch Hội đồng đã tổ chức nghiệm thu thành công đề tài nghiên cứu khoa học: “Giải pháp ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập học phần Triết học Mác – Lênin tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội’’ do ThS. Phạm Thị Đào - Phó trưởng Khoa Khoa học cơ bản làm chủ nhiệm, ThS. Đặng Thị Nga, thành viên.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài
Trong buổi nghiệm thu, thay mặt nhóm nghiên cứu, ThS. Phạm Thị Đào – Chủ nhiệm đề tài đã trình tóm tắt bản báo cáo khoa học trước hội đồng khoa học. Bản báo cáo đã phản ánh đầy đủ tiến trình thực hiện, nội dung và và sản phẩm mà đề tài tạo ra. Nội dung đề tài, trên cơ sở lý luận và phương pháp luận triết học Mác – Lênin, từ đó đi vào nghiên cứu lý luận việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập học phần Triết học Mác – Lênin, trọng tâm là khảo sát thực tiễn việc việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội trong thời gian vừa qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập học phần Triết học Mác – Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong giảng dạy và học tập học phần Triết học Mác - Lênin tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, đồng thời, cũng là tư liệu cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu học phần Triết học Mác – Lênin tại trường.
ThS. Phạm Thị Đào báo cáo kết quả nghiên cứu(áo đỏ)
TS. Lưu Văn Thiêm thành viên hội đồng nhận xét về đề tài
ThS. Trần Đăng Nhàn, thành viên hội đồng nhận xét về đề tài
Đề tài “Giải pháp ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập học phần Triết học Mác – Lênin tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội’’ mang tính ứng dụng cao trong công tác giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Các thành viên trong hội đồng khoa học đã nhận xét, đánh giá rất chi tiết, cụ thể về kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu: Đề tài được đánh giá cao về tính khoa học, tính thực tiễn; đồng thời hội đồng cũng đánh giá cao về nỗ lực nghiên cứu của nhóm tác giả. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra những tồn tại của đề tài và đề nghị nhóm tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài.
Kết thúc buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất thông qua đề tài với kết quả đánh giá xếp loại Khá.