Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ là cơ hội lớn cho một số ngành nghề có những vị trí vững chắc. Thiết kế thời trang là một trong số những ngành nghề lại "lên ngôi" và có vị trí vững chắc trong thời đại công nghệ 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CN 4.0) với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo đang đe dọa nhân lực của nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, vẫn có những vị trí, công việc luôn vững vàng và khó robot nào có thể thay thế trong kỷ nguyên 4.0. Trong số các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là công việc văn phòng. Những công việc này không cần nhiều đến bằng cấp mà chỉ cần dựa trên các quy trình chuẩn. Cách thức tự động hóa các công việc đó khá đơn giản và cắt giảm rất nhiều chi phí, không chỉ bằng máy móc mà còn bằng các thuật toán nữa. Thậm chí, một số ngành nghề sẽ biến mất hoàn toàn. Ví dụ, xe tự lái có thể khiến lái xe mất việc và người làm việc trong các quán ăn, trạm xăng và nhà nghỉ có thể sẽ bị robot thay thế. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà phân tích, bên cạnh những việc làm bị "thất thế" thì một số ngành nghề lại "lên ngôi" và có vị trí vững chắc trong thời đại công nghệ 4.0.
|
|
|
|
A1.1-1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là cơ hội cho nhiều ngành nghề phát triển
|
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ thông tin thì thiết kế thời trang cũng sẽ trở thành ngành nghề được chú trọng. Bởi nghề thiết kế thời trang đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng để đáp ứng nhu cầu thị trường, mà không phải robot nào cũng có thể thay thế được.
Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa Thời trang - Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường đã đổi mới đào tạo và nghiên cứu để đào tạo đội ngũ nhân lực có đủ tri thức và kỹ năng thích ứng với thời đại mới, với cách mạng 4.0. Chuyển quá trình dạy, từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học đặc biệt là năng lực sáng tạo - đặc trưng của Thiết kế Thời trang. Cùng với đó, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận các chương trình giảng dạy trong khu vực, quốc tế và theo hướng tiếp cận nhiều hơn với doanh nghiệp.
Trong chương trình đào tạo ĐH ngành TKTT, khoa tăng khối kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm để sinh viên chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Ngành thiết kế thời trang trong thời đại công nghệ số, muốn tồn tại và phát triển không chỉ có tư duy sáng tác mà còn phải có kĩ thuật tốt để biến ý tưởng thành sản phẩm hấp dẫn người xem. Chính vì vậy các học phần về sáng tác mẫu thời trang không chỉ là vẽ trên giấy mà sinh viên sẽ phải hiện thực hóa ý tưởng của mình thông qua các bài nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, thiết kế mẫu rập, may mẫu, chụp ảnh, trình diễn mẫu….
A2
A3
A4
Để sinh viên ngành thiết kế thời trang thể hiện được ý tưởng của mình một cách tốt nhất, các học phần chuyên ngành như thiết kế mẫu trang phục, thiết kế thời trang trên manocanh, kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu… luôn được cập nhật những kỹ thuật và xu hướng mới để đưa vào giảng dạy.
A5
Điều rất quan trọng để giúp sinh viên luôn cập nhật những thay đổi mới nhất trong ngành công nghiệp thời trang, ngay trong quá trình đào tạo tại trường sinh viên đã được học các phần mềm như OptiTex, Illustrator CC, Corel Draw…. Sinh viên sẽ học cách sử dụng cơ bản PDS (OptiTex) và một phần mềm đồ họa 3D mà sau này họ sẽ thử nghiệm với việc hoàn thành các dự án thời trang để bắt nhịp xu hướng công nghệ 4.0 thời trang nhanh hiện nay. Phần mềm thiết kế 3D có tính năng ưu việt như có thể thiết kế mẫu ý tưởng, hiệu chỉnh mẫu ảo một cách nhanh nhất mà không phải trực tiếp cắt may sản phẩm.
A6 Mô hình 3D đẩy nhanh quá trình sản xuất
A7 Sản xuất mẫu ảo trong thời gian ngắn nhất
A8 Các mẫu 3D sử dụng số đo chính xác của người mẫu
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang được tiếp cận theo hướng ứng dụng chính vì vậy ngay cuối năm thứ 2, 3, 4 sinh viên đã đi thực tập tại các doanh nghiệp thời trang. Ngoài ra, nhà trường còn ký thỏa thuận trao đổi sinh viên với khoa Thời trang trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội tạo điều kiện cho sinh viên 2 trường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhau.
Tham khảo: https://baomoi.com/con-bao-cach-mang-cong-nghiep-4-0-nganh-nghe-nao-se-len-ngoi-khong-so-that-nghiep/c/29707506.epi
Nguyễn Thị Thanh Huệ - Khoa Thời trang