Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA THỜI TRANG

SẮC MÀU THIẾT KẾ ĐỒ HỌA- TƯ DUY THIẾT KẾ

Ngày đăng: 03:34 - 18/04/2025 Lượt xem: 8
Học phần Tư duy thiết kế trong Thiết kế Đồ họa không chỉ cung cấp nền tảng về cách tư duy sáng tạo, mà còn rèn luyện cho sinh viên khả năng nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, logic và thẩm mỹ. Thông qua quá trình quan sát, phân tích và thực hành, sinh viên được khuyến khích khám phá những ý tưởng đột phá, xây dựng giải pháp thiết kế vừa mang tính nghệ thuật, vừa đáp ứng nhu cầu truyền thông thị giác trong thực tiễn. Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp sinh viên hình thành tư duy thiết kế vững chắc và linh hoạt – nền tảng không thể thiếu cho hành trình trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Trải qua một quá trình học tập, sinh viên được giới thiệu:

Về quy trình tư duy thiết kế (design thinking), bao gồm các bước như: đồng cảm, xác định, tạo ý tưởng, thử nghiệm và kiểm tra.

Nghiên cứu và phân tích: Sinh viên học cách thực hiện nghiên cứu thị trường và phân tích nhu cầu của người dùng để phát triển sản phẩm hoặc giải pháp phù hợp với các dự án.

 Sáng tạo và thực hành: Thông qua các dự án nhóm, sinh viên có cơ hội thực hành tư duy sáng tạo, từ việc brainstorming ý tưởng cho đến việc hiện thực hóa chúng thành sản phẩm.

Kỹ năng thuyết trình: Kỹ năng truyền đạt ý tưởng cũng được chú trọng, giúp sinh viên biết cách trình bày sản phẩm của mình một cách thuyết phục.

Vừa qua SV năm nhất ngành Thiết kế đồ họa, khoa Thiết kế sáng tạo trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã có buổi chấm bài với chủ đề dự án nhóm: “Tuyên truyền và bảo vệ môi trường” - các nhóm đã thực hiện dự án giả lập “Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống- bảo tồn các loại cá voi và rùa biển”.

Điều đặc biệt là mặc dù chưa học các phần mềm thiết kế, các sinh viên đã hoàn thành bài một cách xuất sắc. Đây là một thử thách mà GVHD muốn các bạn sinh viên năng động hơn trước các phần mềm công nghệ ứng dụng khác ngoài các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp mà các bạn sẽ học vào năm tới, cùng sự kết hợp với các kiến thức học phần đã được học trước đó.

Các bài tập của học phần không chỉ rèn luyện khả năng sáng tạo mà còn giúp SV phát triển tư duy phản biện, tư duy hệ thống và khả năng làm việc nhóm. Quan trọng hơn, giúp SV nhận ra rằng trong thiết kế, không có một “đáp án đúng” duy nhất – mà giá trị nằm ở quá trình tìm tòi, chọn lọc và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng, thuyết phục.

Hy vọng những nỗ lực trong dự án bài tập lần này của SV ngành Thiết kế đồ họa sẽ đóng góp một phần nhỏ bé nhưng thiết thực vào việc tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ đại dương xanh cho các thế hệ tương lai!


Một số hình ảnh:



                                             Ban biên tập website khoa TKST- Đặng Thị Lan Anh

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 148 Tổng truy cập: 38.201.426