Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA THỜI TRANG

NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM: Di sản văn hoá và phát triển bền vững

Ngày đăng: 03:13 - 05/12/2022 Lượt xem: 222

Ngày 23/11, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm Unesco hỗ trợ, bảo tồn và phát triển Việt Nam, tổ chức chuỗi sự kiện chào mừng ngày Hội di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ 4 tại Hoàng Thành và Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội. Chuỗi sự kiện bao gồm: Lễ dâng hương 52 vị vua Việt Nam; Triển lãm ảnh "Việt Nam đất nước con người"; Trình diễn áo dài dân tộc truyền thống; Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa. Đại diện Ban Giám Hiệu và thầy cô Khoa Thời trang đến dự lễ khai mạc.

Tại lễ Khai mạc Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ 4, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam Trần Văn Mạnh cho biết, tính đến nay, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 14 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO nâng lên tầm giá trị toàn nhân loại, cùng với gần 20 địa danh và hàng chục loại hình văn hóa phi vật thể khác đang chờ đợi để được Nhà nước và UNESCO xem xét đưa tiếp vào danh sách di sản thế giới.

Sau lễ khai mạc, một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngày hội, Diễn đàn "Doanh nhân doanh nghiệp với việc Bảo tồn và gìn giữ Di sản văn hóa" cũng đã diễn ra. Diễn đàn đã đưa ra những ý kiến, quan điểm về vai trò quan trọng của các doanh nhân, doanh nghiệp trong việc Bảo tồn và gìn giữ Di sản văn hóa, đặc biệt là gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Các đại biểu đánh giá cao nỗ lực bảo tồn, gìn giữ di sản văn hoá của Việt Nam, đưa ra kỳ vọng vào thời gian tới khi có sự tham gia hiệu quả của các doanh nghiệp và nhà trường. Chương trình Trình diễn áo dài dân tộc truyền thống là một trong những tiết mục đặc sắc của Ngày hội hội di sản văn hóa Việt Nam diễn ra sáng 23/11 tại 37 Hùng Vương, Hà Nội

Đến với ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ 4,  Ban Giám Hiệu và thầy cô Khoa Thời trang nhằm hướng đến việc xúc tiến các hoạt động liên kết thực tiễn giữa văn hóa và doanh nghiệp, kết nối đồng hành cùng phát triển liên kết cho nhà trường và những tin tức mới cho việc giảng dạy kiến thức thực tế giúp sinh viên hiểu được thực tiễn thời trang hiện nay. Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Một thành phần không thể thiếu của văn hóa là trang phục. Mỗi người dân Việt Nam đều hiểu rõ về trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đặc biệt với các bạn sinh viên ngành thiết kế thời trang đóng góp phần nhỏ bé của mình của mình trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong nghệ thuật thiết kế.

Một số hình ảnh của lễ khai mạc Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam
 


                                                          Bài viết giảng viên khoa Thời trang
                                                                Bùi Thị Phượng

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 53 Tổng truy cập: 18.648.735