Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA THỜI TRANG

Phát triển mẫu váy thời trang từ rập cơ bản

Ngày đăng: 04:04 - 07/07/2020 Lượt xem: 11.288
Trong những năm qua, dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể. Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất gia công, giá trị gia tăng thấp. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số doanh nghiệp chủ động chuyển sang phương thức sản xuất ODM, OBM nhằm tăng thêm phần giá trị gia tăng. Vì vậy trong quy trình tạo ra sản phẩm độc đáo nhưng mang tính sản xuất công nghiệp, đòi hỏi mỗi sinh viên ngành Thiết kế thời trang ra trường sẽ phải tìm hiểu và bắt nhịp được chuỗi sản xuất sản phẩm thời trang tại các doanh nghiệp.

Trong chuỗi sản xuất ODM, OBM từ Xây dựng thương hiệu; Thiết kế; Nguồn cung cấp nguyên, phụ liệu; Cắt, may; Phân phối và marketing mỗi khâu đều có vị trí, vai trò riêng. Trong đó phát triển mẫu là một bước hết sức quan trọng quy trình thiết kế, cắt - may.

Phát triển mẫu có vai trò quyết định đến quá trình tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng vì vậy khi Phát triển mẫu cần đảm bảo tính chính xác về thông số, phom dáng, kết cấu. Trong sản xuất ODM, OBM nhân viên thiết kế rập thường dựa trên bộ rập cơ bản (đã đảm bảo các yêu cầu) phát triển mẫu mới mà chỉ thay đổi kết cấu, các đường bổ cắt, mở các khối, thay đổi kiểu dáng, hình thức trang trí…nhằm tiết kiệm thời gian (không thiết kế từ đầu) và đảm bảo các yêu cầu của rập mới. Nếu trong quá trình Phát triển mẫu không đảm bảo được phom dáng, kết cấu, thông số cũng như ý tưởng thì giá trị của sản phẩm sau khi chế thử sẽ không được chấp nhận.

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Rập
 Rập là khuôn mẫu của sản phẩm, được cắt trên giấy theo hình dáng của chi tiết trên sản phẩm, rập được đặt lên vải cắt ra bán thành phẩm, may ráp lại với nhau tạo thành sản phẩm, rập dùng để cắt vải với số lượng lớn và có thể tái sử dụng nhiều lần cho sản xuất.
1.2. Rập cơ bản là rập được thiết kế dựa vào thông số vóc dáng của từng nhóm mẫu người chuẩn (hay còn gọi nhóm size). Áp dụng theo công thức toán học kết hợp vẽ theo hình học để vẽ thành những chi tiết của sản phẩm, các đường lắp ráp của chi tiết phải trùng khớp với nhau tạo thành một thể thống nhất đúng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm bằng các phương pháp như: thủ công (bằng tay), các hệ thống CAD/CAM (phần mềm thiết kế Gerber, Lectra, OptiTex).
- Tùy theo yêu cầu sản xuất, rập được chia thành 02 loại khác nhau : rập thành phẩm và rập bán thành phẩm
          + Rập thành phẩm : dùng để lấy dấu các vị trí như : túi , pen , khuy nút, vị trí các đường may ráp, rập là các chi tiết thành phẩm , rập thành phẩm dùng để cắt mex, dựng…

+ Rập bán thành phẩm: dùng cho giác sơ đồ, cắt mẫu để may
1.3. Thiết kế
Có vô số định nghĩa về thiết kế (còn gọi là design). Theo Từ điển Tiếng Việt “Thiết kế” là làm đề án, xây dựng một bản vẽ với tất cả những tính toán cần thiết để theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm.
Như vậy có thể hiểu “thiết kế” là sự sáng tạo và đổi mới theo một ý tưởng nào đó đáp ứng được mục đích của nhà thiết kế và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
1.4. Phát triển mẫu chính là việc thực hiện từ ý tưởng của nhà thiết kế (hình ảnh) thành bộ rập. Trong quá trình phát triển mẫu nhân viên thiết kế rập cần nghiên cứu phân tích hình ảnh, thiết kế rập theo đúng tiêu chuẩn (về phom, kết cấu, thông số,…) đây cũng chính là đặc trưng thương hiệu của dòng sản phẩm.

2. Điều kiện để phát triển mẫu
- Bản phác thảo hình ảnh (hình ảnh mẫu)
- Bảng tài liệu về thông số
- Bộ rập cơ bản (Bản cứng hoặc bản mềm)
- Các dụng cụ thiết kế thủ công hoặc hệ thống CAD/CAM (phần mềm thiết kế Gerber, Lectra, OptiTex)
- Mẫu nguyên, phụ liệu

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển mẫu
- Sự đầy đủ, chi tiết của bản phác thảo (hình ảnh mẫu): Hình ảnh mẫu càng cho tiết, cụ thể sẽ giúp cho quá trình phát triển mẫu thuận lợi, rút ngắn thời gian tạo mẫu mới;
- Mối liên hệ giữa nhân viên thiết kế hình ảnh và nhân viên thiết kế rập: Trong quá trình phát triển mẫu, mối quan hệ, sự trao đổi thường xuyên giữa hai nhóm nhân viên mang đến khả năng đồng điệu về ý tưởng... và ngược lại
- Khả năng sáng tạo của nhân viên thiết kế rập: Dựa trên hình ảnh mẫu, nhân viên thiết kế rập cần có khả năng sáng tạo về phom dáng, kết cấu, về các đường bổ, cắt…Từ đó tạo mẫu mới đảm bảo ý tưởng…
- Mức độ tiêu hao cơ học (tính chất cơ, lý, hóa) của nguyên, phụ liệu: Đối với mỗi loại nguyên, phụ liệu khác nhau có mức độ tiêu hao cơ học khác nhau: độ co ngang, dọc, độ rủ, độ uốn, độ bai, giãn, xổ tuột…Vì vậy đòi hỏi quá trình phát triển mẫu phải tính toán chính xác mức tiêu hao, đảm bảo không ảnh hưởng tới phom dáng, kết cấu, thông số của mẫu mới.
4. Qui trình phát triển mẫu trong thiết kế thời trang

4.1. Thiết kế bộ rập cơ bản 
 

4.2. Phát triển mẫu mới
 
 
5. Phát triển mẫu váy thời trang từ rập cơ bản
Khi đã có bộ rập cơ bản đảm bảo được các yêu cầu, nhân viên thiết kế rập sẽ sao chép và Phát triển mẫu theo ý tưởng của nhà thiết kế (Mẫu phác thảo, hình ảnh mẫu).




 
Kết quả áp dụng phát triển mẫu từ rập cơ bản ta có thể thấy thời gian để cho ra sản phẩm mẫu sẽ được rút ngắn đáng kể, Nhân viên thiết kế rập không phải thiết kế lại từ đầu mà dựa vào rập cơ bản để thiết kế phát triển rập mới. Đồng thời cũng đảm bảo được phom dáng, kết cấu, thông số…của sản phẩm.
Việc phát triển mẫu mới từ rập cơ bản cũng đảm bảo rằng mỗi dòng sản phẩm sẽ có các phom dáng thống nhất, đặc trưng cho các thương hiệu khác nhau.

Tài liệu tham khảo:
- Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (2019), Giáo trình Thiết kế mẫu trang phục 2;
- Triệu Thị Chơi (2008), Kỹ thuật cắt may (toàn tập), Nhà xuất bản Đà Nẵng;
- https://vietnamfashionacademy.vn/tin-tuc/rap-la-gi%3F.html
 
                                                           Trần Đức Tiến, Giảng viên Khoa Thời trang
 
 
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 247 Tổng truy cập: 29.929.211