Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

CHUYÊN ĐỀ: Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may tại Hàn Quốc và các khuyến nghị về chính sách phát triển ngành công nghiệp dệt may cho Việt Nam

Ngày đăng: 09:04 - 21/02/2020 Lượt xem: 4.928

1. Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may tại Hàn Quốc

1.1. Giai đoạn 1960

Trong những năm 1960, mục tiêu kinh tế của Hàn Quốc là thoát khỏi tình trạng đói nghèo tuyệt đối và thu đổi ngoại hối cần thiết để nhập khẩu nguyên vật liệu. Tình trạng nghèo tuyệt đối vào năm 1960: GNP bình quân đầu người $79, $553 (theo giá hiện hành)

  • Để giải quyết những vấn đề trên, Hàn Quốc đã thay đổi chiến lược tăng trưởng từ thay thế nhập khẩu sang xúc tiến xuất khẩu

    • Phát triển ngành dệt may (với gỗ dán, tóc giả và giày dép) trở thành ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu

    • Các ngành công nghiệp cần nhiều lao động (như dệt may, gỗ dán, tóc giả, giày dép vv) có thể mở rộng xuất khẩu thông qua cạnh tranh giá dựa trên mức lương thấp và lực lượng lao động dồi dào

  1. Phát triển ngành công nghiệp bông theo hướng xuất khẩu

Ngành kéo sợi và dệt bông đã đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhờ chính sách xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ trong những năm 1960

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện mức xuất khẩu sợi và vải của Hàn Quốc giai doạn 1960

  1. Bắt đầu sản xuất sợi polyester 1968

Việc sản xuất sợi polyester vào năm 1968 giúp ngành công nghiệp dệt may Hàn Quốc bước vào những giai đoạn mới của sự phát triển. Thời kỳ của sợi polyester bắt đầu khi vận hành nhà máy sản xuất sợi xơ ngắn năm 1968 và sợi xơ dài năm 1969
Sản xuất sợi polyester tại Hàn Quốc góp phần đáng kể vào việc cải thiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp bông và len. Giảm giá sợi polyester từ 500 cent vào đầu những năm 1960 xuống 100 cent vào đầu những năm 1970 do mở rộng sản xuất trong nước làm giảm chi phí bông, len, vải và các mặt hàng may mặc.

  1. . Giai đoạn thập niên 1970

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành dệt may trong những năm 1970 góp phần tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc

  • Xuất khẩu (triệu đô la) : 388(‘70) → 5,099(‘80), 29.3% (Tỉ lệ trung bình hàng năm)

  • Giá trị gia tăng tăng 6.5 lần trong vòng 10 năm (1970~80) chiếm 29% sản xuất năm 1975

  • Là một trong ba cây đại thụ “Big Three” của ngành xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, cùng với Hồng Kông và Đài Loan

  • Thị phần trên thế giới tăng hơn 3 lần: từ 2.0% năm 1971 lên 6.4% năm 1981

Trong thập niên 1970, xuất khẩu sợi bông và vải của Hàn Quốc tăng đáng kể nhờ hỗ trợ của Chính phủ trong việc thu mua nguyên liệu thô để xuất khẩu và chuyển sang các nhà nhập khẩu Nhật Bản …Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sợi bông và vải bông (trung bình hàng năm): 25.1%, 13.3% trong giai đoạn 1970~1980

 

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện mức xuất khẩu sợi và vải của Hàn Quốc giai doạn thập niên 1970

  • Thúc đẩy sản xuất Polyester trở thành ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu thay thế nhập khẩu trong thập niên 1970

  • Năng xuất sản xuất sợi polyester (tấn/ngày) : 47.5(‘70) → 589(‘80), tăng 12.4 lần

  • Vì các doanh nghiệp ở Daegu bắt đầu sản xuất hàng loạt sợi polyester thông qua các cụm công nghiệp, nên các cơ sở sản xuất được xây dựng ở Daegu

  • Do các doanh nghiệp sản xuất vải polyester mua sợi polyester từ thị trường trong nước bằng cách thúc đẩy ngành công nghiệp sợi polyester nên khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp vải polyester ở Daegu cao.

    1. . Giai đoạn 1980 thúc đẩy ngành công nghiệp nhuộm & hoàn tất

Xây dựng tổ hợp nhuộm & hoàn tất để theo đuổi giá trị gia tăng cao hơn, đáp ứng tăng cường cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

  • Nhờ những chính sách xúc tiến của Chính phủ, xuất khẩu lần đầu tiên vượt quá 10 tỉ đô la vào năm 1987

  • Chi phí sản xuất tăng cao do tăng lương và tranh chấp lao động vào cuối những năm 1980, các công ty dần chuyển cơ sở sản xuất sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam nơi có nguồn lao động rẻ và dồi dào

1.4. Giai đoạn từ năm 2000

  • Xuất khẩu: bắt đầu sụt giảm vào năm 2000 do không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở thị trường sản phẩm giá thấp đến trung bình, và với Ý, Nhật Bản vv về các sản phẩm giá cao . Do vậy Hàn Quốc thực hiện đa dạng hóa và giá trị gia tăng của sản phẩm cao hơn thông qua việc nghiên cứu và phát triển để tăng cường cạnh tranh về giá với các nước đang phát triển

Hình 1.3: Hình ảnh thể hiện các ứng dụng của sản phẩm dệt may trong giai đoạn từ năm 2000

  • Sợ hóa học: Dịch chuyển cấu trúc sản xuất tập trung vào sợi tổng hợp có độ bền cao, sợi chức năng tổng hợp cao, sợi nhỏ và vật liệu có tính đàn hồi cao

  • Vải: Chuyển sang cơ cấu sản xuất tiên tiến tập trung vào các loại vải mỏng nhẹ, vải  tổng hợp, vải chức năng cao và vải dệt thiết kế

  • Hàng may mặc: Duy trì lợi thế cạch tranh thông qua phát triển thiết kế, chất liệu thời trang và thương hiệu độc lập

  • DDP (Dongdaemun Design Plaza) đã tổ chức các sự kiện văn hóa đa dạng như triển lãm, trình diễn thời trang, giới thiệu sản phẩm, diễn đàn, chương trình trải nghiệm & giáo dục và hội thảo

  • Đẩy mạnh nâng cấp cơ cấu thị trường thời trang Dongdaemun


Thương mại thời trang Dongdaemun

  • Trung tâm thương mại thời trang Dongdaemun được thành lập để hỗ trợ các nhà máy dệt may, nhà thiết kế và thương nhân thị trường

    • Tầng 1 : LE DOME, triển lãm thời trang dành cho các nhà thiết kế

    • Tầng 2 và 3 : Tổ chức hỗ trợ cho các nhà thiết kế, nhà máy may và thương nhân thị trường

    • Tầng 4~10 : Các nhà máy may

  • Ngành công nghiệp dệt may của Hàn Quốc đã nâng cao khả năng cạnh tranh do nâng cấp cơ cấu ngành và thúc đẩy sản xuất sợi kĩ thuật có giá trị gia tăng cao hơn vào cuối những năm 2000, thay đổi nhằm tăng số lượng công ty và lao động năm 2010

  • Sản xuất (nghìn tỉ Won) : 32.7(2006) →40.1(2017), tăng 22.7%

  • Số lượng công ty: 42,115(2010) → 47,847(2016)

  • Số lượng  lao động (1,000 người) :  287(2010) → 301(2016)

  • Xuất khẩu bắt đầu tăng do nâng cao khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vào cuối những năm 2000

Xuất khẩu (tỉ đô la):  11.6(2009) → 14.1(2017), tăng 20.5%

 2. Đánh giá các yếu tố thành công của Hàn Quốc

  • Thành công trong thay đổi cơ cấu công nghiệp giống các nước tiên tiến bằng cách thúc đẩy các ngành triển vọng theo thời đại

    • May mặc và công nghiệp bông (kéo sợi & dệt) trong những năm 1960 ~ 1970

    • Công nghiệp dệt sợi hóa học (kéo sợi và dệt) trong những năm 1970 ~ 1980

    • Công nghiệp nhuộm và hoàn tất trong những năm 1980 ~ 1990

    • Sợi nhân tạo cao cấp, quần áo thời trang trong những năm 1990 ~ 2000

    • Dệt may chức năng cao, sợi kỹ thuật cao, dệt ICT, thời trang cao cấp trong những năm 2000 ~ 2010

  • Thành lập khu liên hợp sản xuất chuyên ngành trong khu vực


Hình 2.1: Bản đồ phân bố khu liên hợp sản xuất trong lĩnh vực dệt may của Hàn Quốc

Yếu tố thành công:

  • Trình độ giáo dục cao và tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ: Tỉ lệ tuyển sinh đại học trên 80%

  • Xây dựng cụm công nghiệp cho ngành dệt may

  • Tăng cường tiềm năng sáng tạo như thiết kế & phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực

    • Từ đó, ngành dệt may đạt mức tăng trưởng cao đáng kể

Xuất khẩu (tỷ đô la): 0.004(1960) → 1.2(1973) → 11.7(1987) → 13.8(2016) 

  • Cơ cấu công nghiệp cân bằng

+ Tích hợp theo chiều dọc từ các sản phẩm thượng nguồn, trung nguồn cho tới hạ nguồn để trở thành ngành dịch vụ khép kín
+ Cơ cấu công nghiệp cân bằng: sợi nhân tạo ở dòng thượng nguồn – vải (dệt/đan) và nhuộm & hoàn thiện ở dòng trung nguồn – sản phẩm dệt may ở dòng hạ nguồn


Hình 2.2: Cơ cấu sản xuất dệt may

Khả năng cạnh tranh cao ở dòng trung nguồn

  • Đặc biệt, mặt hàng vải và ngành nhuộm & hoàn thiện cho thấy khả năng cạnh tranh cao do tiếp tục nghiên cứu và phát triển trên cơ sở của viện nghiên cứu chuyên ngành trong khu vực.

  • Do đó, thặng dư thương mại của mặt hàng vải đạt 5.3 tỷ đô la Mỹ và chiếm 53.6% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2018

  1. Các khuyến nghị về chính sách phát triển công nghiệp dệt may tại Việt Nam

  1. Thành lập cấu trúc công nghiệp cân đối

    • Thành lập cấu trúc công nghiệp cân đối: sợi, chỉ, vải, nhuộm & hoàn tất và quần áo

    • Mở rộng các cơ sở sản xuất vải như vải bông, vải sợi nhân tạo và vải không dệt để tăng xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu

    • Thúc đẩy ngành nhuộm & hồ vải trong lĩnh vực cốt lõi của ngành dệt may & quần áo để đạt được những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn

    • Thúc đẩy ngành công nghiệp máy dệt, may nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp

  2. Liên quan đến sản xuất

    • Xây dựng tổ hợp công nghiệp cho ngành vải và nhuộm & hoàn tất để thu hút đầu tư nước ngoài

    • Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhộm & hoàn tất, vải dệt, vải không dệt, máy dệt may, quần áo …

    • Tổ hợp công nghiệp cho nhuộm & hoàn tất phải có hệ thống thu mua năng lượng và cơ sở xử lý nước thải riêng.

    • Tăng cường hệ thống kiểm tra chất lượng để nâng cao độ tin cậy cũng như chất lượng của sản phẩm

  3. Liên quan đến Thiết kế, R & D

    • Thành lập Viện Công nghệ dệt may quốc gia để nghiên cứu & phát triển công nghệ dệt may và phát triển nhân lực kỹ thuật

    • Theo đuổi việc nghiên cứu hợp tác và R&D liên ngành giữa các ngành, học viện và Chính phủ

    • Cải thiện chất lượng quần áo thông qua việc mở rộng khả năng phát triển thiết kế thời trang

Xây dựng Trung tâm Thiết kế thời trang để phát triển thiết kế thời trang, nhân lực thiết kế và mở rộng không gian triển lãm

  1. Tăng cường khả năng marketing

    • Mở rộng năng lực quảng cáo và triển lãm sản phẩm bằng cách thường xuyên tham gia các triển lãm quốc tế để xuất khẩu dệt may & quần áo

    • Thu hút người mua nước ngoài bằng cách tổ chức Triển lãm dệt may quốc tế ở thị trường trong nước

    • Thúc đẩy đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu

NCS. Nguyễn Thị Hường

Tài liệu tham khảo

            Park Hoon, Report “Development of Korean Textile & Apparel Industry and its Policy Recommendations in Vietnam”, Korea Institute for Industrial Economics & Trade, Korea, 2019.


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 326 Tổng truy cập: 31.727.898