Ths. Nguyễn Thu Hòa
Trung tâm Thực hành may
1. Đặt vấn đề
Vải dệt kim có những đặc điểm như: Co giãn được nhiều chiều, rất phù hợp sản xuất quần áo thể thao, mặc nhà, găng tay, bít tất, mũ..., nổi bật hơn cả là tính đàn hồi, xốp, mềm và thoáng khí liên quan trực tiếp tới hình dáng của sản phẩm. Ở Việt Nam, các sản phẩm dệt kim đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng sản lượng hàng dệt may cả nước, đáp ứng nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Sản phẩm dệt kim trong lĩnh vực may mặc ngày nay sử dụng khá nhiều bằng vải dệt kim Interlock, công nghệ sản xuất vải Interlock có chất lượng thường gặp không ít khó khăn do thông số cấu tạo của sợi thô, vậy làm thế nào để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và ít bị biến dạng. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến một số thông số công nghệ của vải dệt kim hai mặt phải Interlock” cung cấp thông tin về ảnh hưởng của độ mảnh của sợi đến một số thông số công nghệ của vải dệt kim hai mặt phải Interlock (thông số độ dày, khối lượng từ đó ta có cơ sở lựa chọn vải để thiết kế cho người sử dụng theo mùa, theo vùng miền, quốc gia… Cũng như lưu ý khi lựa chọn và điều chỉnh thiết bị khi may loại vải dệt kim Interlock.
2. Khái quát về kiểu dệt Interlock
Kiểu dệt Interlock là kiểu dệt dẫn xuất của kiểu dệt Rib, trong đó vải Interlock được tạo thành từ 2 thành phần vải Rib kết hợp, cài xen kẽ qua nhau theo quy luật nhất định, do vậy 1 hàng vòng Interlock được tạo thành từ 2 hàng vòng Rib. Bề mặt của vải Interlock đều là tập hợp của các trụ vòng, các trụ vòng sát vào nhau, do vậy bề mặt bóng đẹp mịn, vải dày hơn, cách nhiệt tốt hơn.
Kiểu dệt Interlock thường được ứng dụng trong các mặt hàng mặc ngoài, đặc biệt là các mặt hàng giữ ấm mùa thu đông, đông xuân và quần áo thể thao. So với vải Rib vải này ít tuột vòng hơn và không quăn mép, hiệu ứng hai mặt phải các cột vòng trái không nhìn thấy ở cả hai mặt vải, như hình 2.1.[1][2]
Hình 2.1. Kiểu dệt Interlock
3. Vật liệu và phương pháp:
* Vật liệu:
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thông số của các mẫu vải nghiên cứu
Ký hiệu |
Nguyên liệu |
Chi số Nm |
Chi số (Tex) |
Chi số sợi (Nm) |
IC1 |
Bông 100% |
32/2 chập 2 |
188 |
8 |
IC1 |
Bông 100% |
32/2 chập 3 |
250 |
5,3 |
IC1 |
Bông 100% |
32/2 chập 4 |
313 |
4 |
IA1 |
Acrylic 100% |
26/2 chập 2 |
77 |
6,5 |
IA1 |
Acrylic 100% |
26/2 chập 3 |
154 |
4,3 |
IA1 |
Acrylic 100% |
26/2 chập 4 |
231 |
3,25 |
Các thông số công nghệ của các mẫu vải đã được xác định ở phòng thí nghiệm sợi dệt Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là cơ sở để tiến hành thực hiện phương pháp thực nghiệm đo độ dày và xác định khối lượng theo TCVN
* Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp đo độ dày
- Theo TCVN 5071: 2007 ISO 5084 : 1996
+ Phương pháp xác định khối lượng.
- Theo tiêu chuẩn TCVN 8042 : 2009
4. Kết quả và bàn luận của các mẫu vải
4.1. Ảnh hưởng của chi số đến độ dày của vải
a. Kết quả đo độ dày của các mẫu vải
Theo tiêu chuẩn TCVN 5071: 2007 ISO 5084 : 1996 [3], tiến hành thực nghiệm 5 lần đo độ dày của 3 mẫu vải cotton là IC1, IC2, IC3 và 3 mẫu vải Acrylic là IA1, IA2, IA3 kích thước của miếng vải thực nghiệm là 10cm x10cm) thu được kết quả qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.1. Kết quả đo độ dày của các mẫu vải:
Lần Mẫu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Độ dày (mm) |
IC1 |
1,34 |
1,33 |
1,33 |
1,32 |
1,34 |
1,33 |
IC2 |
1,64 |
1,65 |
1,64 |
1,63 |
1,65 |
1,64 |
IC3 |
2,00 |
1,99 |
2,03 |
1,98 |
2,01 |
1,99 |
IA1 |
1,58 |
1,58 |
1,59 |
1,57 |
1,57 |
1,57 |
IA2 |
1,99 |
2,02 |
1,99 |
2,03 |
2,00 |
1,98 |
IA3 |
2,20 |
2,20 |
2,19 |
2,20 |
2,20 |
2,20 |
Qua kết quả đo độ dày của các mẫu vải tại bảng 4.1 ta đã có cơ sở dữ liệu để đánh giá sự ảnh hưởng và khảo sát theo biểu đồ hình 4.1;
b. Ảnh hưởng của chi số sợi đến độ dày của vải
Hình 4.1. Biểu đồ kết quả đo độ dày của vải bông
Qua hình 4.1 và kết quả bảng 4.1. ta thấy độ dày mẫu IC3 lớn hơn độ dày mẫu IC2 và độ dày mẫu IC1 là nhỏ nhất
- Khi chi số sợi thay đổi làm các thông số công nghệ của vải thay đổi cụ thể như sau:
- Khi tăng chi số: bề dày của vải giảm xuống, khối lượng vải giảm xuống.
* Các mẫu vải dệt từ sợi bông:
- Đối với các mẫu vải bông, khi tăng chi số lên 32,5% (IC2 so với IC3) thì độ dày giảm 20%; khi chi số tăng lên 100% (IC1 so với IC3) thì độ dày giảm 35%;
Hình 4.2. Biểu đồ kết quả đo độ dày của vải Acrylic
- Tương tự như vậy trên hình 4.2 ta thấy độ dày mẫu IA3 lớn hơn độ dày mẫu IA2 còn độ dày mẫu IA1 là nhỏ nhất. Nói cách khác, khi chi số của sợi tăng lên thì độ dày của vải giảm xuống. Qua bảng số liệu 4.1 khi tăng chi số của sợi Acrylic lên thì độ dày của loại vải dệt từ nguyên liệu là Acrylic và giảm xuống, cụ thể như sau:
- Đối với các mẫu vải Acrylic, khi tăng chi số lên 32,3% (IA2 so với IA3) thì độ dày giảm 9,1 %; khi chi số tăng lên 100% (IC1 so với IC3) thì độ dày giảm 27,3 %;
c. Ảnh hưởng của yếu tố nguyên liệu đến độ dày của vải
Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nguyên liệu sợi (sợi bông và sợi Acrylic) đến độ dày của vải, từ số liệu của bảng 4.1 ta có đồ thị như hình 4.3 cho cả hai loại nguyên liệu:
Hình 4.3: Quan hệ giữa chi số sợi và độ dày vải cho 2 loại nguyên liệu.
Từ đồ thị hình 4.3 ta thấy, khi tăng chi số đối với cả hai loại nguyên liệu, thì độ dày của vải đều có xu hướng giảm, và mức độ giảm của cả hai loại nguyên liệu là tương đương nhau, không có sự khác biệt rõ rệt.
Qua kết quả của biểu đồ cho thấy chi số của sợi càng tăng thì độ dày của vải giảm ảnh hưởng đến thông số công nghệ của vải, tạo cho vải có độ mịn và bóng hơn. Độ dày liên quan trực tiếp đến biến dạng của vải tại vị trí đường may về thiết bị và nguyên liệu may. Biến dạng vải tại đường may là hiện tượng kích thước bị biến đổi khi may vải hoặc trong quá trình sử dụng. Các thông số sản phẩm có thể (-) hoặc (+) so với thông số thành phẩm làm giảm chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm, trong thời kỳ hội nhập như hiện nay nó ảnh hưởng lớn đến giá trị cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy trong sản xuất vải dệt kim Interlock cần có một số lưu ý khi may như sau:
- Ảnh hưởng của hướng may: Khi may theo chiều ngang, lực ép chân vịt tác dụng theo chiều ngang vải có xu hướng bị giãn ra theo chiều của đường may. Các cung vòng duỗi thẳng ra, hai trụ vòng rút ngắn lại, trụ vòng không còn là đoạn thẳng nữa mà chỉ còn là những cung ôm. Vải sẽ co theo chiều dọc và giãn ra theo chiều ngang, vì vậy cần chỉnh độ nén trụ chân vịt và sử dụng dây gia cố đường may của vải dệt kim ở đường may vai con.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dịch chuyển của vải: Nguyên liệu được dịch chuyển sau mỗi mũi may, độ dịch vải bằng chiều dài mũi may, chiều dài mũi may là khoảng cách giữa hai mũi kim đâm liên tiếp nhau.
- Ảnh hưởng của sức căng chỉ may: Chỉ may dùng để liên kết các chi tiết từ vải dệt kim Interlock và các vật liệu khác. Nếu sức căng chỉ may nhỏ khi may chỉ không được thắt chặt. Nếu lực thắt chặt ở mũi may quá lớn, tải trọng tác dụng lên chỉ tăng lên, đường may sẽ bị co rúm lại và làm giảm chất lượng đường may của sản phẩm.
- Tốc độ của máy: Khi tốc độ may tăng thì tốc độ dịch chuyển của răng cưa và chân vịt biến đổi. Nếu mức nhăn cao thì mật độ vải bị dồn lại do vậy xảy ra hiện tượng kích thước vải bị thay đổi nhiều so với khi may ở tốc độ bình thường tại vị trí đường may của vật liệu may. Việc điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với các điều kiện khác là một vấn đề quan trọng góp phần vào việc giảm tối thiểu hiện tượng biến dạng tại đường may trong sản xuất sản phẩm may mặc từ vải dệt kim Interlock.
4.2. Ảnh hưởng của chi số và nguyên liệu sợi đến khối lượng của vải
a. Kết quả đo khối lượng của các mẫu vải
Xác định khối lượng theo tiêu chuẩn TCVN 8042 : 2009 [4], tiến hành thực nghiệm 5 lần đo khối lượng của 3 mẫu vải cotton là IC1, IC2, IC3 và 3 mẫu vải Acrylic là IA1, IA2, IA3 và lấy giá trị trung bình thu được kết quả qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.2. Kết quả đo khối lượng của các mẫu vải
Mẫu/Lần |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
TB |
Khối lượng g/m2 |
IC1 |
3,21 |
3,24 |
3,26 |
3,21 |
3,25 |
3,24 |
3,24 |
IC2 |
3,83 |
3,96 |
3,88 |
3,77 |
3,62 |
3,81 |
3,81 |
IC3 |
4,82 |
4,82 |
4,84 |
4,83 |
4,83 |
4,83 |
4,82 |
IA1 |
3,98 |
3,89 |
3,84 |
3,84 |
3,83 |
4,83 |
3,85 |
IA2 |
5,56 |
5,33 |
5,45 |
5,45 |
5,64 |
5,49 |
5,48 |
IA3 |
6,08 |
5,98 |
5,92 |
5,73 |
5,60 |
5,86 |
5,86 |
Qua kết quả đo độ dày của các mẫu vải tại bảng 4.2 ta đã có cơ sở dữ liệu để đánh giá sự ảnh hưởng và khảo sát theo biểu đồ hình 4.4;
b. Ảnh hưởng của chi số sợi đến khối lượng của vải
Từ số liệu bảng 4.2 ta có biểu đồ so sánh khối lượng của các mẫu vải bông như hình 4.4;
Hình 4.4. So sánh kết quả đo khối lượng của vải bông
- Từ hình 4.4 ta thấy khối lượng mẫu IC3 lớn hơn khối lượng IC2 và khối lượng mẫu IC1 là nhỏ nhất.
- Qua bảng số liệu 4.2, khi tăng chi số của sợi bông lên thì khối lượng của vải dệt từ nguyên liệu là bông giảm xuống, cụ thể như sau:
- Đối với các mẫu vải bông, khi tăng chi số lên 32,5% (IC2 so với IC3) thì khối lượng giảm 21,1%; Khi chi số tăng lên 100% (IC1 so với IC3) thì khối lượng giảm 32,9%;
Hình 4.5. So sánh kết quả đo khối lượng của vải Acrylic
Tương tự như vậy, hình 4.5 ta thấy khối lượng mẫu IA3 lớn hơn khối lượng mẫu IA2 còn khối lượng IA1 là nhỏ nhất. Nói cách khác, khi chi số của sợi tăng lên thì khối lượng của mẫu vải giảm xuống. Qua bảng số liệu 4.2, khi tăng chi số sợi của vải Acrylic lên thì khối lượng vải dệt từ loại nguyên liệu là Acrylic giảm xuống, cụ thể như sau:
Đối với các mẫu vải Acrylic, khi tăng chi số lên 32,5% (IA2 so với IA3) thì khối lượng giảm 6,4%; Khi chi số tăng lên 100% (IC1 so với IC3) thì khối lượng giảm 34,2%;
c. Ảnh hưởng của yếu tố nguyên liệu đến khối lượng của vải
Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nguyên liệu sợi (sợi bông và sợi Acrylic) đến khối lượng của vải, từ số liệu của bảng 4.2 ta có đồ thị như hình 4.6 cho cả hai loại nguyên liệu:
Hình 4.6: Quan hệ giữa chi số sợi và khối lượng vải cho2 loại nguyên liệu.
Từ đồ thị hình 4.6 cho kết quả, khi tăng chi số đối với cả hai loại nguyên liệu, thì khối lượng của vải đều có xu hướng giảm và mức độ giảm khối lượng của vải từ sợi Acrylic là lớn hơn mức độ giảm của vải từ sợi bông.
Xét đến yếu tố nguyên liệu sợi, từ các đồ thị hình 4.1 đến 4.6 cho thấy:
Góc nghiêng của các đồ thị thể hiện mức độ ảnh hưởng của chi số sợi đến các thông số cấu tạo và tính chất của vải dệt từ sợi Acrylic lớn hơn ảnh hưởng của chi số sợi đến các thông số cấu tạo và tính chất của vải dệt từ bông. Nguyên nhân của kết quả này do cấu trúc của sợi Acrylic xốp hơn cấu trúc của sợi bông, do vậy mỗi sự thay đổi nhỏ của chi số sợi Acrylic cũng dẫn đến những thay đổi lớn hơn về đường kính sợi so với sợi bông và ảnh hưởng của đường kính sợi tới khối lượng của vải đối với 2 mẫu vải này. Sự thay đổi về đường kính sợi chính là sự thay đổi lớn về khối lượng của các mẫu vải. Từ đó là cơ sở để nhà sản xuất lựa chọn mẫu vải dệt cho phù hợp với các mùa trong năm và các vùng miền cũng như các nước xuất khẩu để thiết kế sản phẩm hợp với người sử dụng. Bài viết đã xác định được một số thông số công nghệ của 3 mẫu vải Interlock dệt từ sợi Acrylic và 3 mẫu vải Interlock làm từ sợi bông. Với công nghệ dệt hiện đại ngày nay tạo ra sản phẩm quần áo mặc nhà, thể thao, bít tất, găng tay, áo polo shirt…từ vải Interlock được người tiêu dùng là phụ nữ và trẻ em đặc biệt ưa chuộng bởi có giá trị thẩm mỹ cao và tính co giãn, đàn hồi, xốp, mềm và thoáng khí liên quan trực tiếp tới hình dáng của sản phẩm thấm hút mồ hôi và thoải mái khi vận động.
5. Kết luận
Khi tăng chi số của sợi thì độ dày và khối lượng của vải giảm, ảnh hưởng chi số sợi đến các thông số công nghệ của vải dệt từ các loại nguyên liệu khác nhau cũng khác nhau: Các mẫu vải dệt từ sợi Acrylic chịu ảnh hưởng mạnh hơn so với vải dệt từ sợi bông. Các kết quả thu được trong bài viết này cung cấp các số liệu ban đầu của các mẫu vải sau quá trình dệt, từ đó là cơ sở so sánh, đánh giá tính ổn định của vải Interlock. Qua phân tích cho thấy, đối với vải Interlock so với vải single và vải Rib thì vải Interlock dày gấp hai lần vải single có độ đàn hồi cao hơn vải Single và thấp hơn vải Rib. Độ dày liên quan trực tiếp đến biến dạng của vải tại vị trí đường may vì vậy nên điều chỉnh mật độ mũi may thưa hơn vải Rib và vải Single. Vải dệt kim đặc biệt là vải Interlock chủ yếu sử dụng máy chuyên dùng 2 kim 4 chỉ để may vì thế nên độ dày và khối lượng của vải ảnh hưởng đến quá trình gia công sản xuất vải dệt kim tại các doanh nghiệp và xưởng may như sau: Lưu ý đến sử dụng kim đầu tròn chuyên dùng cho vải dệt kim tránh hiện tượng vỡ mặt vải. Cũng như lưu ý đến các tính chất ảnh hưởng đến biến dạng của đường may khi may vải dệt kim Interlock đảm bảo được hình dáng, chất lượng cho sản phẩm. Với tính chất và ưu điểm của vải dệt kim Interlock như vậy nên sản phẩm từ vải dệt kim Interlock được người tiêu dùng ưa chuộng bởi có giá trị thẩm mỹ cao và tính co giãn, đàn hồi tốt, xốp, mềm và thoáng khí, thấm hút mồ hôi và thoải mái khi vận động nhưng vẫn đảm bảo hình dáng của sản phẩm khi sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hữu Chiến, (2003), Cấu trúc vải dệt kim, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. Nguyễn Phương Diễm, (1988), Công nghệ dệt kim, Nhà xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội.
3. Tiêu chuẩn TCVN 5071: 2007 ISO 5084 : 1996
4. Tiêu chuẩn TCVN 8042 : 2009