Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ LOẠI DUNG DỊCH GIẶT HIỆN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG TỚI CHỈ TIÊU CƠ LÝ HÓA VẢI BÔNG TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG MAY ÁO SƠ MI

Ngày đăng: 04:05 - 09/06/2021 Lượt xem: 1.503
                                                                       Thạc sĩ : Nguyễn Đức Thành
                                                                       Trung tâm THM
I. Đặt vấn đề

Bên cạnh việc nâng cao và hoàn thiện chất lượng vải may mặc dân dụng thì quá trình sử dụng sản phẩm may hiện nay cũng cần được chú trọng. Các yếu tố tác động đến sản phẩm may mặc, nhất là quá trình giặt, đều có ảnh hưởng đến vòng đời sử dụng của sản phẩm.
Thời gian gần đây có nhiều ý kiến cho rằng sau các lần giặt đặc biệt là giặt máy, các sản phẩm may mặc hay bị bạc màu, bề mặt vải xuống cấp rất nhanh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cho người mặc. Quá trình giặt luôn cần sử dụng các dung dịch giặt tẩy để loại bỏ vết bẩn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại dung dịch giặt khác nhau và chất lượng cũng khác nhau. Việc đánh giá ảnh hưởng của các loại dung dịch giặt này với sản phẩm may mặc hiện chưa được chú trọng. Chúng ta hầu hết lựa chọn tác nhân giặt theo cảm tính cũng như thông qua quảng cáo của các nhà sản xuất. Việc khảo sát ảnh hưởng của quá trình giặt có sử dụng dung dịch giặt đến các chỉ tiêu cơ, lý, hóa của vải bông có thể đưa ra những khuyến cáo cho người tiêu dùng về việc sử dụng các dung dịch giặt là rất cần thiết.

II. Khái quát về vải cotton (vải bông)
2.1. Các tính chất của vải cotton

Vải cotton: thuộc nhóm vải sợi thiên nhiên.
Nguồn gốc: Vải bông được dệt từ sợi bông 100%, sợi bông được xe từ xơ bông của cây bông vải. Sợi bông không tạo ra các nguy cơ dị ứng và được dùng phổ biến cho ngành dệt may.

Xơ bông có dạng tế bào hình ống, đầu khép kín, thành mỏng chứa đầy chất nguyên sinh, độ xoắn tự nhiên.
Xơ bông có cấu trúc chặt chẽ, độ định hướng cao, vật liệu khá cứng. Cấu trúc mạch đại phân tử không đồng nhất gồm pha tinh thể  và pha vô định hình. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giữa vùng kết tinh và vùng vô định hình trong xơ là 2:1 [2]. Các mạch đại phân tử dạng dây liên kết với nhau bằng liên kết hydro, còn các mạch sẽ liên kết với nhau bằng lực liên kết Vandecvan.

Tính chất cơ học:

Xơ bông là một loại xơ mảnh có độ bền tốt.
Độ bền tương đối (g/tex): Khô: 2540 g/tex, ướt tăng  1020% so với khô.
Độ giãn đứt: Khô: 68 g/tex, ướt tăng  710% so với khô.
Độ phục hồi: Kéo dãn 2% thì phục hồi đến 74%; kéo dãn 5% thì phục hồi 45%.
Tính chất cơ lý:
 Khối lượng riêng:  γ  1,52  1,56 g/cm3 độ ẩm ở điều kiện chuẩn:W = 8,5 %
Độ bền nhiệt: Xenlulo có độ bền nhiệt tốt. Ở 1201300C xơ bông trở nên vàng. Nhưng vượt quá nhiệt độ này bắt đầu có sự thay đổi và đặc biệt sau 1600C thì quá trình phá hủy nhanh hơn. Sau 1800C quá trình phá hủy diễn ra rất mạnh. Trạng thái ướt 120oC xơ bắt đầu giảm bền, 220- 400oC bị phân hủy mạnh.
Khả năng hút ẩm và hòa tan :

   + Không tan trong nước, hàm ẩm 8- 8,5% làm vật liệu dễ hút ẩm, thấm mồ hôi, vệ sinh, giúp loại trừ sự tích tụ tĩnh điện.
 + Khô chậm do nước liên kết với xơ khá chặt, rất dễ nhiễm bẩn do tính háu nước.
 + Trong nước trương nở nhưng lấy lại hình dạng ban đầu khi khô
 + Tan trong đồng amoni [Cu(NH3)4].

Khả năng nhuộm: Do có nhiều nhóm (-OH) nên xơ bông có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính, hoàn nguyên hay lưu huỳnh.
Tính dễ nhàu: Do chứa nhiều nhóm có cực nên lực tương tác giữa các nhóm mạnh, dễ tái hợp lại ở vị trí mới ngăn cản vật liệu phục hồi biến dạng. Do bông dễ hút ẩm, trương nở trong nước nên dễ bị biến dạng.

Độ bền ánh sáng: chịu ánh sáng tốt nhưng nếu để kéo dài bông sẽ vàng.

Tính cháy: Xơ bông là vật liệu cháy rất mạnh. Cháy khi có ngọn lửa hỗ trợ. Khi rút lửa ra vẫn cháy, khi cháy xenlulo có mùi thơm như giấy cháy, tro rời và màu trắng.
Hiện nay, nước ta đang tập trung phát triển ngành trồng bông nhằm cung cấp một sản lượng lớn cho ngành dệt, một số tỉnh trồng bông như, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, một phần Đông Nam bộ và miền núi phía Bắc. Trên đất này, năng suất bông cao nhất chỉ đạt 1.000 – 1.200 kg/ha. Cũng có thể phát triển thêm một phần diện tích bông ở những vùng đất tốt. Nếu đảm bảo được về yếu tố giống, quy trình kỹ thuật tốt, năng suất bông có thể đạt trên 3 tấn/ha, đảm bảo cạnh tranh được và cung cấp một lượng lớn cho ngành dệt.
- Vải cotton nguyên chất là loại vải lý tưởng để sử dụng để may áo sơ mi

 
Kết quả hình ảnh cho tên các loại vải dệt thoi thành phần cotton
 
Hình 2.1. Hình ảnh mẫu vải COTTON
Có nhiều loại nguyên liệu khác nhau sử dụng cho vải để may sản phẩm áo đồng phục học sinh. Sợi thiên nhiên có cấu tạo từ các sợi bông, lanh, gai, len hoặc tơ tằm tuy nhiên sợi bông hay còn gọi là sợi thành phần 100% cotton được dùng phổ biến nhất.
Thông thường mùa hè nên chọn vải 100% cotton, lanh, đũi, lụa sẽ cho cảm giác mềm, mịn, mát nhất, tuy nhiên lại có nhược điểm là dễ bị co, nhăn và nhàu.
Để tận dụng ưu điểm của các loại chất liệu, các mặt hàng vải pha được sản xuất và sử dụng rất phổ biến trên thế giới cũng như trong nước để hạ giá thành sản phẩm và tạo ra sản phẩm kết hợp được những ưu điểm của các loại thành phần nguyên liệu nhằm các mục đích như
 Giảm giá thành sản phẩm, thông thường người ta pha polyester với bông hoặc polyester với len thì giá thành sẽ giảm nhiều vì len và bông là hai loại nguyên liệu có giá thành cao hơn nhiều so với polyester.

Đạt hiệu quả về mặt chất lượng và số lượng cũng như trong bảo quản và sử dụng sản phẩm sẽ bền hơn, ít chịu phá hủy của vi sinh vật, lại có khả năng chống biến dạng cao, giữ được hình dáng thẩm mỹ lâu dài.

Với giá thành và hiệu quả sử dụng nên mặt hàng vải pha rất đa dạng, và chủ yếu là pha xơ tự nhiên với xơ tổng hợp. Người ta pha hai thành phần nguyên liệu nhưng cũng có trường hợp pha nhiều hơn hai thành phần.[2]

2.2. Vải  pha bông + polyeste (Pe/co)
Vải pha Pe/co được tạo ra từ bông pha lẫn vớipolyeste trong quá trình kéo sợi. Đối với xơ bông có ưu điểm như tính thông thoáng, khả năng hút ẩm, tính sinh thái cao, không gây dị ứng cho da và cơ thể, tuy nhiên nhược điểm của loại nguyên liệu này là nhăn. Còn xơ polyester có ưu điểm là không nhăn, bền với ánh sáng, không bị vi sinh vật phá huỷ nhưng nhược điểm là khả năng hút ẩm và thoáng khí thấp. Vì vậy loại vải này có được ưu điểm của 2 loại nguyên liệu trên đó là ít nhăn, có khả năng hút ẩm và thoáng khí. Tuy nhiên đối với loại vải này hiện nay đang được sử dụng nhiều ở các sản phẩm quần áo người lớn, còn sản phẩm trẻ em thì ít hơn.

Ở nhóm loại vải này các sản phẩm rất đa dạng và phong phú, màu sắc tươi sáng mang lại cảm giác rất mát mẻ và thấm mồ hôi. Đặc biệt là khả năng thấm mồ hôi thoáng khí tốt.[2]

2.3. Ứng dụng xơ, sợi cotton
            Do xơ bông đắt nên người ta dùng các loại xơ cấp thấp, xơ phế để sản xuất các loại khăn lau, vải thảm, vải dán tường. Trong những năm gần đây ngành không dệt đã sử dụng xơ bông để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao dùng trong y tế, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và trong may mặc, đầu lọc thuốc, khăn tay, đồ lọc, tã lót, sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ, nệm, gối.
            Xơ dài của bông là sản phẩm trực tiếp để sản xuất sợi và vải.
            Xơ ngắn hay còn gọi là bông phế sử dụng làm hồ, xơ nhân tạo
            Phần lớn xơ bông được chế biến thành sợi dệt – một nguyên liệu chủ yếu dùng trong lĩnh vực dệt – may, chỉ một phần nhỏ là loại xơ ngắn được sử dụng để tạo thành các loại chế phẩm khác như: bông y tế, bông nén, vật liệu bọc, đệm, chăn…ví dụ: Nếu đưa 100% bông nguyên liệu chuẩn bị cho quá trình dệt thì có 30 ÷40% là bông chính phẩm 55÷ 60% là hạt bông, phần còn lại là bông phế.

III. Nội dung và phương pháp thí nghiệm
3.1. Đặc điểm quá trình giặt
Giặt là quá trình làm sạch các chất bẩn bám trên vải, quần áo bằng sự tác động của loại hóa chất và lực cơ học, vật lý để tẩy rửa và đánh bật các loại vết bẩn ra khỏi đồ giặt.  
*  Quá trình giặt được chia làm 2 loại:
Giặt khô (hệ thống giặt tự động công nghiệp): không sử dụng môi trường nước mà sử dụng các dung môi hữu cơ làm tác nhân giặt, với giặt khô thì sản phẩm giữ được bề mặt ngoại quan đẹp hơn nhưng chi phí giá thành cao hơn, có rất nhiều loại sản phẩm có thể áp dụng giặt khô tuy nhiên các sản phẩm có giá thành cao người ta thường áp dụng giặt khô.
-  Giặt ướt (giặt máy): là quá trình ngâm sản phẩm vào nước sử dụng các loại hóa chất và lực cơ học để tẩy rửa và đánh bật các loại vết bẩn ra khỏi đồ giặt. Các sản phẩm sau khi được làm sạch bằng hóa chất được xả lại bằng nước.
 * Phân loại máy giặt
 
Máy giặt phân loại theo lồng đứng, lồng ngang hoặc lồng nghiêng, hoặc có thể phân loại theo kg giặt từ loại 6kg đến loại 17kg. Máy giặt phân theo dẫn động và công nghệ động cơ gồm dẫn động trực tiếp hay dẫn động dây cuaroa. Cũng có thể phân loại theo dòng có sấy và không có sấy. Dòng có sấy phân theo sấy thông hơi, sấy ngưng tụ.
*  Tác nhân giặt
Quá trình giặt sử dụng các tác nhân giặt để loại bỏ chất bẩn. Tác nhân giặt thường là các chất hoạt hoạt động bề mặt có khả năng tẩy rửa bề mặt cao, làm sạch các vết bẩn. Ngoài ra trong đó còn có chứa các tác nhân khác như làm mềm, tăng trắng, tạo mùi,...
Trên thị trường hiện nay, các tác nhân giặt được cung cấp dưới dạng sản phẩm thương mại. Các chất giặt này có thể phân loại theo dạng thức sản xuất (bột giặt, nước giặt, viên giặt...), phân loại theo mục đích sử dụng (giặt tay, giặt máy) hoặc theo phạm vi sử dụng của thiết bị giặt (loại cho máy cửa ngang, loại cho máy lồng đứng).

 
*Các loại dung dịch giặt:
a) Nước giặt Ariel Matic sản phẩm của tập đoàn P&G (Procter & Gamble). Thành phần (được ghi trên bao bì sản phẩm): Nước Sodium Linear Alkyl Benzene
b) Nước giặt Omo Matic sản phẩm của tập đoàn Unilever
Thành phần (được ghi trên bao bì sản phẩm): Nước, Sodium Linear Alkylbenzene Sulfonate, Sodium Laureth Sulfate, Laureth- 7, TEA, Propylene
c) Nước giặt SOFFY sản phẩm của Công ty CP bột giặt hóa chất Đức Giang.
Thành phần (được ghi trên bao bì sản phẩm): Nước Sodium Linear Alkylbenzene Sulfonate, Nonionic surfactant, Sodium Laureth Sulfate,
3.2. Phương pháp giặt
Các mẫu vải được giặt theo tiêu chuẩn xác định độ co của vải TCVN 1755 - 75 và có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng của các sản phẩm dân dụng. Quá trình giặt được thực hiện trên máy giặt LG cửa ngang. Các điều kiện giặt như sau:
            Khối lượng giặt:       9 kg (Vải thí nghiệm + vải tải trọng)
            Chế độ giặt:               Giặt vải bông
            Thời gian giặt:          60 phút
            Dung dịch giặt:         Ariel Matic, 60 ml/1lần giặt
                                                Omo Matic, 60 ml/1lần giặt
                                                Soffy DG, 60 ml/1 lần giặt.
            Mỗi loại nước giặt, mỗi mẫu vải được giặt 1, 5, 10, 25 lần. Sau các lần giặt, mẫu được để khô trong môi trường tự nhiên và cho vào túi để lưu mẫu.
Chuẩn bị mẫu vải thí nghiệm
            Các mẫu vải được cắt với kích thước 30 x 30 cm với số lượng mẫu theo các phương án thí nghiệm (mỗi mẫu vải cắt 36 mẫu giặt và 03 mẫu đối chứng). Để đảm bảo cho các mẫu vải không bị sổ sợi trong quá trình giặt, các mẫu được vắt sổ bốn mép vải.
- 3 mảnh để đối chứng
- Mảnh từ 1-12 giặt với nước giặt Ariel
- Mảnh từ 13-24 giặt với nước giặt Omo
- Mảnh từ 25-36 giặt với nước giặt Soffy DG
IV. Kết quả và bàn luận
4.1. Kết quả đánh giá độ bền màu của các mẫu vải [4]
            Các mẫu vải được giặt với 03 loại nước giặt: Omo, Đức Giang, Ariel với số lần giặt lần lượt là 1, 5, 10, 25 lần. Sau đó được đánh giá độ khác biệt về màu sắc thông qua máy đo màu quang phổ. Màu sắc được đánh giá thông qua giá trị sai lệch màu Delta E, trong đó mẫu chuẩn là mẫu không giặt, mẫu thử là mẫu được giặt qua các lần giặt. Kết quả đánh giá với giá trị Delta E càng lớn, sự sai lệch với màu sắc ban đầu (so với mẫu chuẩn là mẫu không giặt) càng lớn, mức độ bạc màu càng lớn. Kết quả xác định độ lệch màu được thể hiện trong bảng 4.1

Ký hiệu mẫu

Mẫu vải  M2

Delta E cmc

Mẫu vải  M3

Delta E cmc

Omo -L1

0.69

1.27

Omo -L5

0.58

1.54

Omo -L10

0.67

1.42

Omo -L25

0.96

1.82

Ar - L1

0.86

1.58

Ar - L5

1.11

3.01

Ar - L10

1.16

2.76

Ar - L25

1.20

3.23

DG- L1

0.94

1.33

DG- L5

1.19

3.04

DG- L10

1.23

3.62

DG- L25

1.41

3.85


Trong bảng 4.1, các mẫu được ký hiệu là A-B, trong đó A là loại nước giặt sử dụng (Omo: Omo; Ar: Ariel; DG: Đức Giang), B là số lần giặt (lần lượt là L1: lần 1; L5: lần 5, L10: lần 10 và L25: lần 25).
Mẫu vải M1 là mẫu kẻ caro nên không xác định được độ bền màu bằng phương pháp đo màu.
Kết quả trên cho thấy nước giặt Omo có ít tác động đến màu sắc của vải hơn hai loại nước giặt còn lại. Ở mẫu vải M1, thậm chí sau 25 lần giặt độ sai lệch màu Delta E chỉ ở mức 0.96, tức là mức độ bền màu tương đương cấp 5, mức mà mắt người không phân biệt được
4.2. Kết quả đo độ co của 3 mẫu vải [5].

Hình 4.1. Biểu đồ độ co sau giặt của mẫu M1
                AB: Điểm đo từ A-B, BC: Điểm đo từ B-C
                CD: Điểm đo từ C-D, DA: Điểm đo từ D-A
                AC: Điểm đo từ A-C, AD: Điểm đo từ A-D
Trong quá trình giặt, nước giặt thể hiện ảnh hưởng không rõ rệt tới độ co của vải.
 
IV.  Kết luận
Giặt là quá trình có nhiều tác động đến vật liệu dệt. Quá trình giặt là quá trình cơ lý hóa phức tạp, trong đó tác nhân giặt đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng may mặc đặc biệt là áo sơ mi nam vì vậy khi lựa chọn các loại nước bột giặt phải phù hợp các loại tính chất cơ lý hóa của 1 số loại vải dùng để may áo sơ mi nam.
Các kết quả cho thấy sau khi giặt bằng 03 loại nước giặt, vải đều có sự thay đổi màu sắc theo hướng nhạt dần. Xét theo sự ảnh hưởng của nước giặt, nước giặt Omo ít tác động đến màu sắc của vải nhất, sau đó đến Ariel và Đức Giang.
           Kết quả kiểm tra độ co cho thấy có sự tương đồng. Vải có xu hướng bị co lại nhưng vẫn trong mức độ cho phép (<3%). Tuy nhiên mức thay đổi là khá nhỏ [6].
Dựa vào kết quả nghiên cứu thí nghiệm tại trung tâm thí nghiệm trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, có thể khuyến cáo đến người sử dụng là nước giặt Omo có hiệu quả sử dụng tốt nhất, đứng thứ 2 là nước giặt Ariel, thứ 3 là nước giặt Đức Giang.
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Tài liệu tiếng Việt
  1. Cao Hữu Trượng (1994), Giáo trình công nghệ hóa học sợi dệt, ĐHBK Hà Nội
  2. Nguyễn Văn Lân (2004), Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM.
  3. Tiêu chuẩn Việt Nam 6054 - 1995 Quần áo may mặc thông dụng.
  4. Tiêu Chuẩn Việt Nam 4537 - 2002; Phương pháp xác định độ bền màu của vật liệu, Hà Nội
  5. Tiêu Chuẩn Việt Nam 1755 - 75; Phương pháp xác định độ co sau khi giặt
  6. Nguyễn Đức Thành- Luận văn Thạc sĩ (Đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của một số dung dịch giặt hiện có trên thị trường tới 1 số chỉ tiêu cơ lý hóa vải bông sử dụng để may áo sơ mi nam – Năm 2019)

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 68 Tổng truy cập: 18.411.174