Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH GIẶT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẢI VISCOSE TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Ngày đăng: 04:29 - 30/10/2020 Lượt xem: 2.886
                                                                       Th.s Dương Thị Hân
                                                                                Trung tâm Thực hành may
1.Đặt vấn đề
Trong quá trình sử dụng các sản phẩm may từ các loại vật liệu nói chung và vật liệu viscose nói riêng, một trong những việc không thể thiếu đó là việc giặt các sản phẩm sau một thời gian nhất định. Trong quá trình giặt, các tác động cơ học, vật lý, hóa học có thể làm vải bị phai màu, ảnh hưởng xấu đến các tính chất cơ học của vải, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Bên cạnh đó, để các sản phẩm may có độ mềm mại sau khi giặt ta có thể sử dụng dung dịch làm mềm vải. Tất cả các yếu tố đó có thể làm thay đổi một số tính chất cơ lý của vải. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình giặt có sử dụng dung dịch giặt và dung dịch làm mềm vải có thể đưa ra những khuyến cáo cho người tiêu dùng về việc sử dụng các dung dịch giặt và dung dịch làm mềm vải là việc làm cần thiết.
2. Khái quát về vải viscose

2.1 Các tính chất của vải viscose
Khối lượng vải viscose khoảng  từ 90- 130 g/ m2. Bền kéo trung bình, vải có khả năng chịu nhiệt lên tới 1200C. Nếu không có hơi ẩm và ô xy của không khí, có thể xử lý vải viscose ở 1300C - 1500C.
Hút ẩm tốt, không bền với tác dụng của axit vô cơ đậm, với H2SO4 nồng độ trên 60% sẽ hòa tan viscose trong 20 phút ở nhiệt độ thường. Đối với axit vô cơ loãng, viscose cũng bị phá hủy ở thời gian lâu khi nhiệt độ thấp và nhanh khi nhiệt độ cao.Viscose không bền với kiềm loãng ở nhiệt độ cao và có mặt của oxy không khí.
Xơ viscose rất kém bền đối với khí hậu thời tiết, bị vi khuẩn và nấm mốc phá hoại, không có chức năng bảo vệ cơ thể dưới tia cực tím hay tia sáng mặt trời giống như bông. Quần áo viscose sau nhiều lần giặt thường bị rách, không có tính bền lâu.
 Giảm bền trong môi trường ướt, nhạy cảm với sự thay đổi của độ ẩm không khí.
  
2.2 Ứng dụng của xơ, sợi viscose
- Sử dụng trong ngành may: Chỉ vắt sổ, chỉ thêu, may quần áo, cà vạt, dùng trong thời trang óng ánh thay thế lụa tơ tằm, các loại quần áo mặc ngoài của nữ giới, quần áo trẻ em [4]
- Sử dụng ngoài ngành:
  Nhìn bề ngoài, vải viscose rất giống lụa tơ tằm, vì thế trong thực tế người ta thường pha tơ tằm với viscose để giảm giá thành mà vẫn đảm bảo ngoại quan cũng như tính chất sử dụng của vải. Ngoài việc sử dụng viscose để làm vải may mặc, viscose còn được sử dụng để làm màn rủ xếp nếp, khăn trải giường… và những sản phẩm này đã được người tiêu dùng ưa thích bởi vẻ bóng đẹp của xơ sợi viscose [4]
  Sợi viscose HT, HWM được sản xuất với độ bền cao có thể được sử dụng trong các sản phẩm kỹ thuật như: sợi mành làm cốt lốp xe máy, ô tô, vải dù trong quân đội [4] 
        
 
3. Nội dung và phương pháp thí nghiệm

3.1. Các mẫu vải thí nghiệm
     
 3.2. Các phương án thí nghiệm
Phương án 1: Giặt cùng điều kiện trong nước
Phương án 2: Giặt cùng điều kiện trong dung dịch giặt
Phương án 3: Giặt cùng điều kiện trong dung dịch giặt và dung dịch xả
Bảng 3.1: Bảng mã hóa các mẫu vải
Ký Hiệu Mầu vải, số lần giặt, dung dịch giặt
M1 Mẫu vải xanh
M2 Mẫu vải đỏ
M3 Mẫu vải đen
GN5 Giặt nước 5 lần
GN10 Giặt nước 10 lần
GN15 Giặt nước 15 lần
GXP5 Giặt  dung dịch giặt 5 lần
GXP10 Giặt dung dịch giặt 10 lần
GXP15 Giặt dung dịch giặt 15 lần
GXV5 Giặt dung dịch giặt  +  dung dịch xả vải 5 lần
GXV10 Giặt dung dịch giặt + dung dịch xả vải 10 lần
GXV15 Giặt dung dịch giặt + dung dịch xả vải 15 lần
  Trong phần thí nghiệm có sử dụng dung dịch giặt Omo Matic kết hợp với dung dịch làm mềm vải Comfor và được giặt bằng máy giặt cửa ngang. Quy trình thực hiện của các lần giặt như nhau.
- Khối lượng vải giặt mỗi lần: 4 kg
- Dung dịch giặt omo matic: 35 ml
- Dung dịch xả vải comfort: 35 ml
- Nhiệt độ giặt 300 C
- Số vòng vắt 500 vòng/phút.
   
3.3 Phương pháp thực hiện:
- Nghiên cứu tiến hành kiểm tra sự thay đổi màu của vải  trên thiết bị đo độ phản xạ màu ORINTEX.
- Xác định mật độ sợi theo TCVN 1754.
- Đánh giá độ rủ của vải theo tiêu chuẩn NF G07-109 (tiêu chuẩn Pháp).
3.4 Xác định sự thay đổi cường độ màu của vải viscose trước và sau quá trình giặt
Nghiên cứu xác định sự thay đổi cường độ màu của vải chỉ tiến hành nghiên cứu với mẫu vải viscose M1
 
 Bảng 3.2: Kết quả xác định sự thay đổi cường độ màu (%) của vải viscose M1 trước và sau các quá trình giặt
Mẫu Cường độ màu của vải viscose M1 ( %)
  ĐC GN 5 GN 10 GN 15  GXP 5 GXP 10 GXP 15 GXV 5  GXV 10 GXV 15  
M1   -10,65 -19,2 -22 2,5 -8,1 -13 2,7 2,24 -5,5
 
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh sự thay đổi cường độ màu  (%) của vải  viscose M1
Từ bảng kết quả xác định cho thấy vải viscose trải qua các quá trình giặt đã có sự thay đổi về màu sắc. Sau các lần giặt nước, màu sắc của vải nhạt dần. Từ đó cho thấy vải bị mài mòn màu do ảnh hưởng của các quá trình mài mòn, tác động của nước, dung dịch giặt.
Dưới tác động của dung dịch giặt và dung dịch làm mềm vải, lúc này các thành phần có trong dung dịch giặt có thể đã tạo thành lớp màng polyme bám trên vải giúp cho màu sắc của vải được duy trì thậm chí là đậm lên ở các lần giặt 5, 10 lần. Tuy nhiên nếu số lần giặt tiếp tục tăng lên làm cho vải phải chịu nhiều ma sát khi tiếp xúc vào thành máy nên màu sắc của vải bị phai sau 15 lần giặt.
  
3.5 Xác định mật độ của vải viscose trước và sau quá trình giặt

 
Qua các lần giặt đối với cả ba mẫu M1, M2, M3 mật độ sợi trong vải có xu hướng tăng lên sau các lần giặt. Điều này cũng phù hợp với thực tế là sau các lần giặt, các sợi trong vải sát cạnh nhau hơn, làm tăng mật độ sợi trong vải.
 
Bảng 3.4: Kết quả xác định mật độ sợi ngang của vải viscose M1, M2, M3 theo số lần giặt và các chế độ giặt khác nhau.
Mẫu Mật độ sợi ngang của vải viscose M1, M2, M3 (số sợi /10cm)
  ĐC GN 5 GN 10 GN 15  GXP 5 GXP 10 GXP 15 GXV 5  GXV 10 GXV 15  
M1 350 400 370 360 380 380 370 380 380 370
M2 290 310 310 330 320 340 310 310 290 300
M3 330 280 290 310 290 270 300 310 280 290
 

Hình 3.3: Biểu đồ mật độ sợi ngang của vải viscose M1, M2, M3 theo số lần giặt và các chế độ giặt khác nhau.
Từ bảng kết quả xác định mật độ của vải viscose M1, M2, M3 theo hướng sợi ngang cho thấy hình dạng đồ thị nhận được cũng khá giống với đồ thị nhận được từ mật độ sợi dọc.
Khi có sử dụng dung dịch giặt mật độ vải giảm dần và giảm nhiều ở 10 lần giặt có dung dich giặt. So với mẫu không giặt thì mật độ của vải giảm dần khi chịu tác động của dung dịch giặt và dung dịch xả vải.
3.6 Xác định hệ số độ rủ của vải viscose trước và sau quá trình giặt
Bảng 3.5: Kết quả xác định hệ số độ rủ của vải viscose M1, M2, M3 theo số lần giặt và các chế độ giặt khác nhau.
Mẫu Hệ số độ rủ của vải viscose M1, M2, M3
  ĐC GN 5 GN 10 GN 15  GXP 5 GXP 10 GXP 15 GXV 5  GXV 10 GXV 15  
M1 0,212 0,202 0,210 0,210 0,200 0,233 0,215 0,189 0,199 0,207
M2 0,211 0,212 0,211 0,218 0,207 0,236 0,215 0,191 0,212 0,217
M3 0,311 0,279 0,300 0,278 0,287 0,330 0,256 0,265 0,268 0,274
 
Hình 3.4: Biểu đồ hệ số độ rủ của vải viscose M1, M2, M3 theo số lần giặt và các chế độ giặt khác nhau.
Từ bảng kết quả xác định độ rủ cho thấy sau các quá trình giặt độ rủ của các mẫu vải đã thay đổi, tuy nhiên mức độ thay đổi là không nhiều:
Độ rủ của các mẫu vải khi có dung dịch giặt kết hợp với dung dịch xả vải có tăng hơn vải trước giặt ở 5 lần giặt, sau đó độ rủ tăng lên ở 10 lần giặt và 15 lần giặt.

4. Kết quả và bàn luận

- Trong nghiên cứu này, các mẫu vải viscose (M1, M2, M3) được tiến hành giặt tại 3 điều kiện giặt là giặt với nước không, giặt với dung dịch giặt và giặt với dung dịch giặt có kết hợp xả, số lần cho mỗi điều kiện là 5, 10 và 15 lần.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy các mẫu vải M1, M2, M3 sau khi vải được giặt với dung dịch giặt thì vải bị bạc màu hơn so với mẫu vải trước khi giặt. Tuy nhiên với các mẫu vải được giặt dung dịch giặt có kết hợp dung dịch xả vải thì màu sắc của vải không những ít bị ảnh hưởng mà độ đậm màu còn cao hơn mẫu trước khi giặt.
- Độ rủ của các mẫu vải tốt hơn hay vải mềm mại hơn khi các mẫu vải được giặt dung dịch giặt có kết hợp dung dịch xả vải.

5. Kết luận

Từ các kết quả đánh giá ta có thể đưa ra khuyến cáo trong quá trình sử dụng quần áo làm từ xơ sợi viscose có thể sử dụng dung dịch giặt và dung dịch xả vải để giặt cho các sản phẩm may mặc mà không làm ảnh hưởng đến một số tính tiện nghi của sản phẩm may mặc.
- Quá trình giặt vải viscose cần lưu ý nhiệt độ giặt và dung dịch giặt. Các sản phẩm may mặc từ xơ sợi viscose giặt với nhiệt không quá 400C, sử dụng xà phòng trung tính hoặc kiềm yếu, không vắt, xoắn quần áo, không tẩy trắng.
- Là mặt trái khi quần áo còn ẩm ở nhiệt độ vừa phải. Với vải viscose được khuyến cáo không được sấy bằng máy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Nguyễn Văn Lân, (2004), Vật liệu dệt, Nhà xuất bản ĐHQG Thành phố HCM
  2.  PGS. TS. NGUT Hoàng Thị Lĩnh, xử lý hoàn tất sản phẩm dệt- may, NXB KH KT, Hà Nội 2013.
  3. Nguyễn Trung Thu (1990), Giáo trình Vật liệu dệt, ĐHBK Hà Nội
  4. Huỳnh Minh Trí, Vật liệu may, Nhà Xuất Bản Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Dương Thị Hân, Luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của các quá trình giặt đến một số tính chất cơ lý của vải viscose trong quá trình sử dụng”, ĐHBK Hà Nội
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 329 Tổng truy cập: 33.349.535