Triển vọng tái chế sợi xenlulo bằng hóa chất

Ngày đăng: 02:38 - 03/12/2020 Lượt xem: 1.090

Khi các nhà lãnh đạo ngành dệt may ngày càng có ý thức về sự bền vững để giảm thiểu ô nhiễm thì ngay đầu tháng này Dự án dệt may tuần hoàn toàn diện mới (The Full Circle Textiles Project) đã được Fashion for Good (một tổ chức vì ngành thời trang bền vững tại Hà Lan) khởi động để đối mặt với các thách thức trước mắt bằng dự án đổi mới với quy mô lớn trong tái chế cenlulose vòng kín.

Tuy nhiên, những người tham gia dự án cho rằng trước tiên cần vượt qua một số rào cản quan trọng. Sợi cenlulose nhân tạo (MMCF) như viscose/rayon, lyocell, modal và cupro thường có nguồn gốc từ bột gỗ và chiếm thị phần lớn thứ ba trong sản xuất sợi toàn cầu sau bông và polyester. Theo Fashion for Good, sợi MMCF đang ngày càng phát triển trong ngành dệt may với sản lượng tăng gấp đôi trong ba thập kỷ qua và dự kiến sẽ còn tăng liên tục.

Hình: Dự án The Full Circle Textiles Project do Fashion for Good khởi xướng nhằm đối mặt với các thách thức bằng cách mở rộng quy mô đổi mới trong tái chế cenlulose vòng kín.

Kathleen Rademan –  Giám đốc Thời trang của Good’s Innovation Platform phát biểu trong một hội thảo trực tuyến gần đây: “Hiện tại, chúng ta đang khai thác các nguồn tài nguyên nguyên chất để sản xuất và xả thải hàng dệt may sau khi sử dụng, quá trình này tạo ra một lượng lớn chất thải..

 Ngành công nghiệp thời trang cần một sự thay đổi trên toàn hệ thống theo hướng tuần hoàn, với các công nghệ tái chế hàng dệt chất lượng cao với qui mô lớn”.

 “Dự án dệt may tuần hoàn toàn diện (The Full Circle Textiles Project): Đổi mới quy mô trong tái chế cenlulose” là chuyên môn hóa và cuối cùng tìm ra các giải pháp bền vững để tái chế cenlulose bằng hóa chất, với mục tiêu xây dựng được một hệ thống vòng khép kín có thể thay đổi chất thải dệt từ bông và vật liệu pha bông để sản xuất sợi cenlulose nhân tạo (MMCF) từ đó có thể được kéo thành sợi tạo ra các sản phẩm thời trang mới.

Các tổ chức hàng đầu như Laudes Foundation, Birla Xenlulo, Kering, PVH Corp và Target tham gia dự án của Fashion for Good để kiểm tra các công nghệ cải tiến từ các nhà sáng chế Evrnu, Infinited Fiber Company, Phoenxt, Renewcell và Tyton BioSciences.

Fashion for Good cho biết trong thông cáo khởi động dự án: “Trong ngành dệt may, quy trình tái chế truyền thống chủ yếu là ‘downcycling’ (tái chế ra các sản phẩm chất lượng và giá trị thấp hơn) – sản xuất vật liệu dùng làm vật liệu cách nhiệt, quần áo công nghiệp hoặc các mục đích sử dụng khác có giá trị thấp hơn.

Được thực hiện trên các loại xơ dài, có độ tinh khiết cao như len và cashmere, quy trình này tiến hành bằng cách phá bỏ sản phẩm may mặc, cắt chúng thành các mảnh vụn, kéo sợi rồi tách và định vị chúng bằng quy trình chải thô.

Các nhược điểm bao gồm yêu cầu nguyên liệu thô có độ tinh khiết cao và việc rút ngắn sợi trong quá trình tái chế có thể làm giảm hiệu suất ở công đoạn sợi và vải.

Khi đó chất thải dệt may được phân hủy thành bột giấy xenlulo, sau đó được tái tạo thành các sợi mới có chất lượng không thể phân biệt hoặc thậm chí cao hơn chất liệu ban đầu và cuối cùng cho ra sản phẩm may mặc hoàn toàn mới.

Công nghệ mới cũng có thể giải quyết hàng may mặc sợi pha. Các chuyên gia cho rằng công nghệ này có tiềm năng lớn để thu hẹp vòng lặp tái chế phế thải dệt may tuy vẫn có một số rào cản về quy mô như thiếu đầu tư tài chính, quy mô đầu ra tương đối nhỏ và khả năng thu hồi vốn hạn chế của các thương hiệu và nhà sản xuất.

Nicole Rycroft – người sáng lập và Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận vì môi trường Canopy – bảo vệ rừng thế giới trong chuỗi cung ứng viscose cho biết: “Đây giống như đang ở trong một buổi khiêu vũ vụng về của tuổi teen, nơi sản lượng và giá cả không phải là điều mà các thương hiệu quen thuộc”.

Ông Rycroft phát biểu trên hội thảo trực tuyến rằng mặc dù các nhà sản xuất đang thử nghiệm tái chế hóa chất, nhưng đó vẫn là một công nghệ mới.

Ông này cho biết: “Mọi người vẫn còn đang đứng vòng ngoài dè chừng, quan sát nhau. Nhưng đây là lúc mọi người cần sẵn sàng nhảy vào để thực sự tăng tốc dự án này”.

Trường hợp đối với tái chế sử dụng hóa chất, bất chấp những trở ngại, các đối tác của dự án tin rằng những lợi ích tiềm năng là xứng đáng với khẩu hiệu dự án.

“Cũng như rất nhiều đổi mới mà chúng tôi thấy trong lĩnh vực may mặc, đây không phải là một giải pháp dễ dàng”, bà Christine Goulay – Trưởng bộ phận Cải tiến bền vững tại tập đoàn Kering thừa nhận.

Bà Goulay cho biết: “Thường phải có nhiều bên liên quan hoặc nhiều người khác nhau cùng tham gia, vì vậy cần có những mảnh ghép thích hợp xích lại với nhau”.

 “Ngành công nghiệp thời trang cần một sự thay đổi toàn hệ thống theo hướng tuần hoàn, với các công nghệ tái chế hàng dệt chất lượng cao qui mô lớn”.

– KATHLEEN RADEMAN – GIÁM ĐỐC THỜI TRANG GOOD’S INNOVATION PLATFORM.

Đây là một công nghệ cần rất nhiều sự nghiên cứu và phát triển. Chắc chắn sẽ có nhiều thách thức. Đó là lý do tại sao dự án này cần thực hiện rất nghiêm túc để tăng tốc cho các bước sau này.

Bà Goulay nói thêm: “Nhưng thời điểm là đúng. Có rất nhiều cam kết thương hiệu về việc vận hành tuần hoàn và không tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô…chúng ta không thể kinh doanh như bình thường thông qua chuỗi cung ứng tuyến tính này. Mọi người đã sẵn sàng; họ nhận ra rằng đây là một ưu tiên, sự đổi mới và công nghệ đang đến giai đoạn tung ra thị trường. Sự thật là nó đang xảy ra”.

Cùng có mặt còn có Samantha Sims – Phó Chủ tịch phụ trách Môi trường bền vững và Quản lý sản phẩm của tập đoàn may mặc khổng lồ PVH Corp. Tập đoàn này đã đưa ra chiến lược trách nhiệm doanh nghiệp mới vào năm ngoái để đẩy nhanh các nỗ lực phát triển bền vững của mình.

Ông Samantha Sims cho biết: “Chúng tôi coi tái chế sử dụng hóa chất là một thứ không thể thương lượng. Điều quan trọng là chúng tôi đang sẵn có khả năng”. Ông kết luận: “Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi là có ba sản phẩm hoàn chỉnh trên thị trường vào năm 2025. Để thực sự đạt được mục tiêu lớn và táo bạo đó, cần có một số công nghệ và giải pháp quan trọng. Tái chế hóa chất với chúng tôi là một thứ không thể thương lượng. Điều quan trọng là chúng tôi phải có nó đúng chỗ”.

Trong khi đó, ông Rycroft bày tỏ với các tham luận viên: “Không có gì ngoài cơ hội đang ở phía trước,” và lưu ý rằng nghiên cứu của Canopy cho thấy “nguồn nguyên liệu thô là tuyệt đối dồi dào”.

Ông Rycroft cho biết thêm: “Với việc chỉ sử dụng 25% phế liệu bông sẵn có, bạn đã đáp ứng được tất cả các nhu cầu về nguyên liệu thô cho sản xuất cenlulose nhân tạo hiện nay.

Việc này đủ để đáp ứng nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất 6,5 triệu tấn cenlulose nhân tạo hiện đang được sản xuất.

Katrin Ley – Giám đốc điều hành của Fashion for Good cho biết: “Các công ty tham gia dự án hiện có thể tận dụng những đổi mới đó và phát huy tính bền vững. Họ thực sự có thể dẫn đầu quá trình chuyển đổi và cuối cùng là người chiến thắng”.

 “Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể lôi kéo các nhà đầu tư tham gia cuộc chơi và nắm bắt các cơ hội nếu chúng tôi có thể đảm bảo thu được lợi nhuận hấp dẫn và đảm bảo rằng rủi ro có thể kiểm soát được và cũng đảm bảo rằng tác động có thể đo lường được. Nếu các bên, các thương hiệu, thành viên chuỗi cung ứng, nhà đổi mới và nhà đầu tư thực sự kết hợp với nhau, chúng tôi có thể tạo ra những điều kiện đảm bảo những điều đó ”, ông Rycroft cho biết thêm, hiện tại là “thời điểm hoàn hảo” để có thêm các nhà đầu tư chuyên môn và truyền thống quan tâm tới xu hướng này.

“Khi chúng tôi lần đầu tiên ra mắt CanopyStyle, có vẻ đây là một điều xa vời. Tuy đã có sự quan tâm đến nền kinh tế tuần hoàn và sợi thay thế làm nguyên liệu thô, nhưng đối với các đối tác thương hiệu hoặc các nhà sản xuất sợi visco mà chúng tôi đang trò chuyện thì nó không khả thi”.

 “Trong 7 năm qua, chúng tôi hiện có ba trong số năm nhà sản xuất sợi viscose hàng đầu trên thị trường với các sản phẩm sợi xenlulo nhân tạo có chứa 20-50% nguyên liệu dệt tái chế làm nguyên liệu thô. Đó là một sự thay đổi đáng chú ý trong một khoảng thời gian tương đối ngắn”, ông Rycroft kể lại.

Các giám đốc điều hành cho biết trong những năm tới, ngành công nghiệp dệt may có thể mong đợi sự hấp dẫn của những “giải pháp đột phá”, kết hợp với sự xuất hiện của các hệ thống thu gom mới.

 “Chúng tôi dự đoán vào năm 2030, 50% khối lượng sợi xenlulo nhân tạo được bán trên thị trường sẽ là từ các nguồn nguyên liệu thế hệ tiếp theo này và các công nghệ đột phá hiện nay sẽ là xu hướng chủ đạo,” ông Rycroft nói.

Ley cho biết thêm: “Việc mở rộng quy mô đó sẽ dẫn đến việc giá cả giảm xuống, đạt đến mức tương đương về chất. Chúng ta cũng sẽ thấy các hệ thống thu gom mới xuất hiện. Chúng tôi cần các chất thải dệt may được thu gom và đưa đến đúng điểm đến để thực sự khép lại vòng tuần hoàn. ”

Ông Gaur giải thích điều quan trọng là phải tập trung vào việc phân loại và thu gom theo quy mô vì “dệt may là một hỗn hợp rất phức tạp của nhiều thứ khác nhau.”

Ông này cũng nhắc tới những khó khăn khi phân loại các thành phần khác nhau của một loại quần áo để tái chế. Ông đưa ra ví dụ về một chiếc áo sơ mi cotton nguyên chất có thể có cúc khác chất hoặc một chiếc áo sơ mi được làm bằng hỗn hợp cotton. “Điểm mấu chốt của giải pháp là chúng ta sắp xếp, tách biệt và chọn lọc như thế nào.”

Trong khi đó, đối với Rycroft, cơ sở hạ tầng của chuỗi cung ứng mới này mang đến cơ hội mới về kinh doanh, doanh thu và giá trị gia tăng cho nhiều tổ chức và các doanh nghiệp hiện tại.

“Chúng tôi có xu hướng tập trung vào loại chuỗi cung ứng phụ trợ và xây dựng chuỗi cung ứng đó, thu thập và phân loại cũng như tất cả các khía cạnh liên quan đến hàng dệt may. Nhưng cũng có một xu hướng song song liên quan đến giấy và bao bì đóng gói với việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, một số trong số đó cũng phù hợp cho sản xuất xenlulo nhân tạo. Chuỗi cung ứng back-end đó hiện đang bắt đầu được phát triển cho bao bì và giấy; khả năng cơ hội cho các mặt hàng khác cũng dịch chuyển theo hướng này. “

Bà Goulay đồng ý rằng: “Chúng ta phải nhìn xa hơn thời trang và xa hơn là các sản phẩm may mặc. Làm cách nào để chúng ta có thể làm cầu nối với các công ty đóng gói và hàng tiêu dùng đang phát triển rất nhanh, đồng thời tiếp cận và học hỏi từ những gì họ đang làm nếu họ đi trước hai bước trong một cùng một quy trình? Sự điều phối có thể không chỉ dừng lại ở đây, mà còn là đi và xem cách chúng ta có thể kết nối và tìm ra những điểm đôi bên cùng có lợi, đồng thời liên kết với các lĩnh vực khác”.

Đối với các thương hiệu và đối tác chuỗi cung ứng muốn tham gia, Goulay lưu ý “đầu tiên cần bắt đầu với xem xét dữ liệu”.

Bà khuyên các công ty nên lập bản đồ và so sánh dữ liệu của họ và tìm đến các nguồn như Fashion for Good, Canopy và Ellen MacArthur Foundation để được hướng dẫn. Đối với Sims, sự thay đổi trong tư duy chính là chìa khóa.

 “Trang phục không bỗng dưng là một không gian sáng tạo. Chúng tôi không có cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển lớn nên phương châm của chúng tôi là nhảy vào và thử mọi thứ. Nhảy xuống nước, thử nghiệm những công nghệ này cho đến khi bạn bắt đầu bắt tay vào sử dụng, tìm hiểu những gì sẽ hoạt động vì nó liên quan đến phát triển sản phẩm, lý thuyết không thể thể hiện đủ”.

“Chúng tôi xem xét nhu cầu của người tiêu dùng để có thể tùy chỉnh thích hợp và tiếp cận nhanh hơn với sản phẩm cũng như các xu hướng đi kèm. Chúng tôi thấy thị trường tái chế sử dụng hóa chất này có thể phát triển và phát triển như thế nào. Sẽ thực sự quan trọng và thú vị khi xem xét các thử thách và các vấn đề chung về khi nào và cái gì có thể áp dụng tái chế sử dụng hóa chất; cùng với việc thu gom tất cả hàng hóa sau khi tiêu dùng và có thể đưa hàng hóa đó đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. ”

Người dịch: Phạm Kim Anh
Nguồn Vinatex.com.vn

Các bài viết khác

Vinatex báo lãi gần 1.000 tỷ đồng
25/07/2022
1.141 lượt xem
Ấn tượng xuất khẩu dệt may
07/05/2022
1.268 lượt xem
Dệt may tận dụng cơ hội lớn
24/09/2020
1.468 lượt xem
Tạo ấn tượng cho khẩu trang
03/07/2020
1.258 lượt xem
TỔNG QUAN VỀ ITMA 2019
21/01/2020
1.467 lượt xem
Nhuộm màu cho cotton
22/11/2019
6.696 lượt xem

Liên kết website