Cặp đôi kỹ thuật số cho mọi sản phẩm quần áo trên toàn thế giới

Ngày đăng: 02:23 - 03/12/2020 Lượt xem: 919

(Hoàn hảo cho trang phục công sở, kết hợp với áo khoác nỉ màu đen, hiện đã có 2 màu mới và áo cọc tay)

Microsoft và Eon đang hợp tác để ra mắt 400 triệu sản phẩm trực tuyến vào năm 2025, giới thiệu nền tảng kỹ thuật số toàn ngành cho một nền kinh tế kết nối và khép kín thông qua ngành thời trang, may mặc và bán lẻ.

Natasha Franck, người sáng lập Eon và là Giám đốc điều hành cho biết: “Trong khi ngành công nghiệp thời trang và bán lẻ mong muốn có một tầm nhìn chung về một tương lai kỹ thuật số và khép kín, những thách thức cơ bản đối với các mô hình kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hàng thập kỷ khiến cho việc chuyển đổi có hệ thống sang kinh doanh theo quy mô tập trung vào khách hàng và khép kín dường như là không thể. Trong vài năm qua, nhóm của chúng tôi tại Eon đã làm việc với Microsoft và những người khác để phát triển nền tảng kỹ thuật số toàn ngành và chia sẻ ngôn ngữ cho các sản phẩm được kết nối, điều cần thiết để làm cho tầm nhìn chung này trở nên khả thi trong toàn ngành và trên quy mô lớn.”

Nền tảng “Giao thức CircularID” và “Sản phẩm được kết nối” của Eon do Microsoft Azure cung cấp giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng mới, đồng thời cho phép các thương hiệu kiếm tiền và mở rộng các mô hình kinh doanh khép kín mới như cho thuê, bán lại, tủ quần áo kỹ thuật số, trao đổi ngang hàng, dịch vụ tạo kiểu, tái sử dụng và tái chế.

Việc giới thiệu sản phẩm được kết nối trên quy mô lớn trong toàn ngành có thể thay đổi hoàn toàn kiểu thời trang truyền thống là “mua, mặc, bỏ” bằng cách cung cấp cho các thương hiệu khả năng quản lý, kiểm soát và kiếm tiền từ các sản phẩm này thông qua các mô hình kinh doanh khép kín mới. Trong lịch sử, bán hai sản phẩm luôn mang lại lợi nhuận cao hơn bán một sản phẩm, tính bền vững và thương mại cao tạo ra mâu thuẫn trong ngành bán lẻ thời trang. Với “Sản phẩm được kết nối”, các thương hiệu có thể tạo ra doanh thu liên tục từ các sản phẩm, có nghĩa là họ không còn cần phải dựa vào việc sản xuất và bán thêm nhiều hơn các sản phẩm mới như là phương tiện duy nhất để tạo ra doanh thu.

Tầm nhìn của Eon xác định lại sự tăng trưởng và cơ hội cho các thương hiệu và nhà bán lẻ bằng cách tách nó khỏi tiêu thụ tài nguyên.

(Áo Hoodie, nhuộm bằng thuốc nhuộm tự nhiên, 50% bông hữu cơ và 50% bông tái chế, chứng nhận thương mại, đổi giảm giá 15%)

Cách tiếp cận này nhằm mục đích cung cấp cho mỗi mặt hàng quần áo trên thế giới một đặc điểm nhận dạng kỹ thuật số hay còn gọi là “cặp đôi kỹ thuật số”, tạo cho mỗi mặt hàng đặc điểm nhận dạng kỹ thuật số duy nhất của riêng nó. Eon quản lý hồ sơ kỹ thuật số này, hoàn thiện dữ liệu nhận dạng và thông tin minh bạch, đồng thời đưa dữ liệu vào quần áo với một mã định danh kỹ thuật số cho phép quần áo được kết nối trong toàn bộ vòng đời của nó – từ sản xuất, thông qua mua bán, sử dụng, tái sử dụng và tái chế.

Eon số hóa sản phẩm phù hợp với “Giao thức CircularID”, giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể tiếp cận khả năng hiển thị trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, đồng thời xác định và quản lý sản phẩm thông qua các mô hình kinh doanh khép kín hoặc đối tác mạng. Sau khi được số hóa, các sản phẩm có thể giao tiếp, chia sẻ và truy cập dữ liệu từ khách hàng, đối tác và ứng dụng trong suốt vòng đời.

Maruschka Loubser – Giám đốc đối tác thương hiệu chiến lược tại Microsoft cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng thông báo mối quan hệ hợp tác mới với Eon – một mối quan hệ hỗ trợ Eon trong việc định hình lại ngành thời trang với tiềm năng được tất cả các ngành áp dụng. Nền tảng Eon là một ví dụ tuyệt vời về cách đối tác công nghệ thúc đẩy đổi mới cho phép sử dụng các dịch vụ công nghệ của Microsoft theo những cách mới và thú vị để hỗ trợ các đổi mới sáng tạo chuyển đổi ngành công nghiệp cho một tương lai đột phá và bền vững hơn.”

https://www.innovationintextiles.com/a-digital-twin-for-every-garment-in-the-world/

Người dịch: Võ Thị Lan Hương
Nguồn Vinatex.com.vn

 


Các bài viết khác

Vinatex báo lãi gần 1.000 tỷ đồng
25/07/2022
1.207 lượt xem
Ấn tượng xuất khẩu dệt may
07/05/2022
1.328 lượt xem
Dệt may tận dụng cơ hội lớn
24/09/2020
1.532 lượt xem
Tạo ấn tượng cho khẩu trang
03/07/2020
1.329 lượt xem
TỔNG QUAN VỀ ITMA 2019
21/01/2020
1.546 lượt xem
Nhuộm màu cho cotton
22/11/2019
6.925 lượt xem

Liên kết website