9 tháng đầu năm xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng 17,1%

Ngày đăng: 03:56 - 22/10/2018 Lượt xem: 1.350
Chiều ngày 17/10/2018, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ để thông báo những kết quả đạt được trong sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 9 tháng đầu năm 2018. 
 

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - Người phát ngôn của Bộ Công Thương cho biết, hoạt động thương mại và công nghiệp trong 9 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế cả nước. 9 tháng đầu năm 2018 chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành ước tính tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012 trở lại đây. Ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá với 9 tháng tăng 8,98%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng giá trị tăng thêm khoảng 12,65%. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 178,91 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2017. Đóng góp lớn vào mức tăng trưởng xuất khẩu là 3 nhóm hàng điện thoại các loại; máy tính và linh kiện và nhóm các sản phẩm dệt may. Tính chung cả ba nhóm hàng này đã tăng khoảng 11,54 tỷ USD so với cùng kỳ, đóng góp gần 50% vào tổng mức tăng 23,9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 22,56 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu chính của ngành Dệt May Việt Nam là Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khối hiệp định CPTPP. 

Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, Bộ Công Thương đã cắt giảm được 675 điều kiện kinh doanh trên tổng số 1.216 điều kiện của 27 ngành, nghề (tương đương 55,5%) và trong thời gian tới sẽ tiếp tục phương án rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2019 - 2020. Trong đó, đề xuất giai đoạn tiếp theo cắt giảm 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ (tương đương với 36%). Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt trên 72%.

Nguồn Vinatex.com

Các bài viết khác

Vinatex báo lãi gần 1.000 tỷ đồng
25/07/2022
1.162 lượt xem
Ấn tượng xuất khẩu dệt may
07/05/2022
1.285 lượt xem
Dệt may tận dụng cơ hội lớn
24/09/2020
1.486 lượt xem
Tạo ấn tượng cho khẩu trang
03/07/2020
1.283 lượt xem
TỔNG QUAN VỀ ITMA 2019
21/01/2020
1.489 lượt xem
Nhuộm màu cho cotton
22/11/2019
6.778 lượt xem

Liên kết website