Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA TIN HỌC - NGOẠI NGỮ

8 tình huống gây khó khăn khi nghe TOEIC

Ngày đăng: 09:40 - 25/09/2018 Lượt xem: 1.851
Khi nghe TOEIC có rất nhiều tình huống xảy ra ngoài khả năng kiểm soát. Những tình huống này khiến cho các bạn gặp rất nhiều khó khăn để chọn được đáp án đúng. Dưới đây là 8 tình huống thường xảy ra khi làm bài nghe TOEIC, đồng thời đưa ra giải pháp chi tiết cho từng tình huống để giúp các bạn nghe tốt hơn!
 
1. Nhiều từ nghe trong bài thi hoàn toàn lạ hoắc
Giải pháp 1: Nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt Nghe đa dạng nội dung từ nghe quảng cáo, nghe thông báo và hướng dẫn để làm quen với tiếng Anh. Các nội dung này dễ dàng có thể tìm thấy trên các chương trình TV và radio ở Anh, Mỹ, Úc. Các website video như youtube, vimeo … và các trang tin tức như BBC, CNN … cũng là 1 nguồn luyện nghe tuyệt vời. Xem phim ngôn ngữ tiếng Anh sẽ giúp nâng cao được khả năng nghe những từ vựng tổng quát và những tình huống giao tiếp thực tế. Khi xem những phim trên, lúc đầu nên xem kèm phụ đề tiếng Anh, dần về sau bỏ luôn phụ đề, không hiểu thì tua lại. 

 
Giải pháp 2: Học nhiều từ vựng về các chủ đề phổ biến trong bài TOEIC Những chủ đề phổ biến có nhiều từ vựng thường gặp bao gồm: nghiệp vụ trong kinh doanh, nghề nghiệp, du lịch và vận tải, ngân hàng, thể thao và giải trí, nhà hàng và khách sạn.

Giải pháp 3: Đừng cố hiểu hết từ Hãy nhớ rằng không cần phải hiểu tất cả các từ để hiểu nội dung của bài
nghe và đưa ra đáp án chính xác. Tập trung vào những gì mà mọi người có thể nghe hiểu được và nghĩa tổng quát.
 
Giải pháp 4: Phân biệt từ đồng âm Nhân diện được rõ ràng những từ đồng âm (những từ viết khác, nghĩa khác nhau nhưng phát âm thì giống) là một trong những bí quyết để xác định được đáp án chính xác.
 
2. Đôi lúc mình chẳng biết chọn đáp án nào!
Giải pháp 1: Nhận diện được đáp án được viết lại Những đáp án chính xác thường đươc viết lại, tóm tắt lại hoặc sử dụng những từ đồng nghĩa so với những thông tin được nghe trong bài nghe 

Giải pháp 2: Loại đáp án sai Khi làm bài nhanh chóng loại bỏ những lựa chọn mà mọi người biết chắn chắn là sai. Từ đó chúng ta sẽ khoanh vùng được đáp án đúng trong những câu còn lại

Giải pháp 3: Đoán đại! Hãy nhớ rằng, nếu nghe được thì sẽ có đáp án, còn không nghe được thì đừng cố ngồi mà suy nghĩ, cũng công cốc mà thôi, cuối cùng cũng phải chọn đại. Cho nên giải pháp tốt nhất khi gặp câu nghe không ra thì cứ thấy bốn chữ A,B,C,D chữ nào đẹp mắt thì cứ chọn.Nên nhớ trong bài thi TOEIC, câu nào cũng mang điểm như nhau và trả lời sai cũng không bị trừ điểm. Thế thì cớ gì mà tốn thời gian cho những câu mình không biết câu trả lời.
 
2. Nghe nhưngchẳng hiểu gì cả.
Giải pháp 1: Cải thiện khả năng hiểu nhiều kiểu phát âm của người bản xứ Tiếng Việt có giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung. Giọng Nam thì có giọng Sài Gòn, giọng miền Tây. Giọng Trung thì mỗi vùng Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị lại có 1 đặc trưng riêng. Lên miền Bắc thì có giọng Hà Nội, giọng Hà Tĩnh, Giọng Nghệ An, Lạng Sơn.. Tiếng Anh thì cũng y chang, tiếng Anh có tiếng Anh Mỹ, Anh Úc, … mỗi một vùng có cách phát âm tiếng Anh riêng dẫn đến những từ chúng ta biết được phát âm khác đi một chút. Làm quen với nhiều giọng tiếng Anh bản xứ bằng cách nghe tin tức, chương trình TV từ các nước nói tiếng Anh bất kể khi nào bạn rảnh cũng là giải pháp để cải thiện khả năng nghe. Bên cạnh đó, sau khi giải đề, dò lại transcript là 1 cách giúp các chúng ta kết nối được phần âm trong bài nghe, với phần nghĩa và phần mặt chữ.

Giải pháp 2: Nghiên cứu transcript để học từ và chỉnh phát âm Khi dò lại transcript, quánh dấu lại những từ có phát âm lạ, để ý những chỗ lúc đầu làm bài mà mình nghe không ra, rút kinh nghiệm để những lần sau không măc phải.Để cập nhật kho từ vựng của bản thân, khi đọc lại transcript ghi ra những từ vựng mà mình không biết vào 1 quyển sổ, dò nghĩa học luôn tại chỗ. 

Giải pháp 3: Nghe, lặp lại Sau khi giải đề, lật lại transcript, đọc qua các đoạn văn, bật băng lại, sau đó lạp lại những gì nghe được. Thực hành hoạt động này càng nhiều sẽ giúp cải thiện khả năng phát âm và quen thuộc với cách mà người bản ngữ phát âm 

Giải pháp 4: Nghe chọn lọc và đừng hoảng loạn! Biết những gì cần phải lắng nghe lúc nào cũng quan trọng. Tuy nhiên bạn không cần phải hiểu hết mọi từ trong bài nghe (nếu bạn biết hết thì không cần phải thi TOEIC làm gì nữa), bạn chỉ cần hiểu được những thông tin quan trọng nhất để trả lời câu hỏi. Để biết được thông tin gì cần phải lắng nghe thì nhất quyết phải đọc trước câu hỏi và chuẩn bị sẵn những thông tin cần phải nghe để trả lời được câu hỏi.
 
Giải pháp 5: Xem phim và các chương trình TV bằng tiếng Anh Xem phim và các chương trình tiếng Anh sẽ giúp cho mọi người cải thiện được khả năng nghe hiểu tiếng Anh, vì ngoài việc nghe, mọi người còn được dịp nhìn thấy những gì đang xảy ra, từ đó phát triển được khả năng đoán thông tin từ ngữ cảnh.Với sự phổ biến của internet thì đa số các chương trình TV đều được phát sóng trên mạng, chỉ cần lên youtube hoặc google tìm kiếm.
 
4. Chỉ nghe được câu đầu, những câu cuối thì coi như điếc đặc
Giải pháp 1: Giữ vững tinh thần Khi làm bài, mọi người sẽ dần khám phá ra rằng càng làm càng khó qua các
phần và điều đó là bình thường! Bài thi được thiết kế như vậy mà, không có gì phải hoảng cả, cứ bình tĩnh, giữ vững tinh thần. Đối với các câu dễ, nhanh chóng trả lời, dành thời gian chuẩn bị tâm lý cho câu tiếp theo và đọc trước các câu hỏi tiếp theo để hình dung được những gì sắp nghe.
 
Giải pháp 2: Luôn theo kịp bài nghe trong từng câu hỏi Đừng mất nhiều thơi gian cho một câu hỏi nào cả nếu bạn không nghe hoặc không tìm được đáp án. Cứ đánh đại đi và tập trung nghe tiếp. Điều quan trọng là theo kịp với bài nghe.Hãy nhớ: nếu nghe không được câu nào, đánh đại, quên nó đi, tập trung nghe tiếp.
 
Giải pháp 3: Luôn tô tròn tất cả đáp án Đừng bỏ trống câu nào cả, với bài nghe, đã nghe không được rồi thì bỏ trống rồi quay lại cũng vô ích, đôi khi gấp quá còn quên tô tròn nữa. Thế thì mất điểm đáng tiếc lắm.Nghe xong câu nào cứ tô tròn hết câu đó dù nếu không tìm được đáp án chính xác vẫn tô. Đừng để trống! 

5. Đến lúc trả lời câu hỏi, quên mất bài nghe nói gì
Giải pháp 1: Tăng cường trí nhớ ngắn hạn Luyện tập và tăng cường trí nhớ ngắn hạn là giải pháp để xử lý tình huống này. Cách tập luyện tăng cường trí nhớ ngắn hạn là bốc riếng 1 vài đề phần 3&4 để dành, khi nghe cố gắng nhớ nhiều nhất có thể. Sau khi nghe, tốc ký những gì bạn nhớ được, bao gồm cả ý chính lẫn các chi tiết chính. Sau đó bật transcript lại, đối chiểu thử xem coi mình nhớ chính xác được bao nhiêu sự kiện.Chăm chỉ luyện tập bạn sẽ nhớ được nhiều thông tin hơn trong một lần nghe.

Giải pháp 2: Tập trung nghe một lèo Nhiều bạn chia sẻ với mình rằng vừa nghe vừa trả lời câu hỏi thì phân tâm kinh khủng, làm trước quên sau. Nếu gặp trường hợp đó thì lúc nghe: Cứ tập trung vào bài nghe, đừng phân tâm nhìn vào đáp án Đọc và nhớ những từ khóa của câu hỏi trong đầu, tìm câu trả lời thích hợp trong các thông tin nghe được Sau đó mới tô vào đáp án

Giải pháp 3: Chú ý ngữ cảnh, xâu chuỗi thông tin khi nghe Mỗi cuộc hội thoại, mỗi bài nói đều có mục đích, nói lên câu chuyện nào đó. Để có thể bóc tách được ngữ cảnh một cách hiệu quả, khi nghe luôn phải để ý trả lời xem ai là người đang nói? Họ đang nói về chủ đề gì và tại sao? Họ đang ở đâu và muốn gì? Nghe và hiểu được ngữ cảnh sẽ giúp cho mọi người ghi nhớ được nhiều thông tin của cuộc hội thoại hơn.
 
6. Ở hai phần đầu, nghe được đáp án, mà quên mất nó nằm ở thứ tự nào
Giải pháp 1: Phương pháp đầu bút chì Ở phần 1, băng sẽ phát 3 đáp án không được in trong đề. Ở phần 2, băng cũng sẽ phát 4 đáp án cũng không được in trong đề. Hai phần này rất dễ nhưng rất nhiều bạn gặp vấn đề về ghi nhớ thông tin, nhiều lúc nghe được mà không nhớ thứ tự nào là đúng. 
Phương pháp đầu bút chì là phương kinh điển, hỗ trợ đắc lực để làm hai phần trên. Kỹ thuật đầu bút chí có thể tóm tắt như sau:
 
 Đặt đầu bút chì lên câu A trong tờ đáp án
 Nghe câu A: Nếu câu A có vẻ đúng thì vẫn giữ đầu bút chì ở Câu A
 Nghe câu B: Nếu câu B đúng hơn thì duy chuyển bút chì sang câu B, nếu
không thì vẫn giữ đầu bút chì ở câu A
 Làm tương tự như vậy với câu B và C
 Chọn đáp án hợp lý nhất trong A, B, C
Kỹ thuật này loại bỏ các nguyên nhân gây mất điểm lãng xẹt khi nghe phần 1 & 2:
 Không đánh giá được câu nào hợp lý nhất sau khi băng đọc xong
 Biết câu trả lời đúng mà không nhớ nó nằm vị trí nào trong A,B, C, D
 Dính bẫy

Giải pháp 2: Dự đoán câu trả lời
Khi nhìn hình ở phần 1, nhanh chóng nghĩ về những từ, cụm từ để diễn tả nó.Khi nghe câu hỏi ở phần 2, tự nghỉ ra cho mình 1 phản hồi hợp lý.Kỹ thuật này sẽ giúp cho bạn xác định được câu trả lời chính xác nhanh hơn khi băng phát lên những đáp án tương tự và loại bỏ được những câu sai.

7. Trong quá trình học giải đề thì tốt lắm, khi thi hồi hộp quá nên làm bài không tốt
Giải pháp 1: Ngoài giải đề còn phải luyện phương pháp giải căng thẳng Áp lực tâm lý ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoàn thành tốt bài thi, vì thế cho nên ngoài giải đề thì bạn còn cần chuản bị một tinh thần thật tốt. Các phương pháp như hít thở sâu và hình tượng hóa sẽ giúp hóa giải căng thẳng một cách nhanh chóng. Một tuần trước khi thi, hình dung rằng bạn đang ở trong phòng thi và làm bài rất tốt, hết giờ làm bài bạn tươi cười bước ra, không có một chút áp lực gì. Thực hành liên tục mỗi ngày trong suốt một tuần. Trước khi vào phòng thi, hít thở thật sâu, uống một xíu nước, nhớ mang theo áo khoắc mặc áo ấm một chút vì phòng thi có thể sẽ khá lạnh. Mỗi khi cảm thấy hồi hộp thì đan tay vào nhau và hít thở sau sẽ giúp bạn giảm căng thẳng đi rất nhiều

Giải pháp 2: Luyện đề trong điều kiện thi thật Khi giải đề, mọi người nên mô phỏng tình trạng thi thật càng giống càng tốt:
 
 Ngồi trong phòng yên tĩnh làm bài
 Tắt điện thoại, TV, loại bỏ hết những tác nhân gây nhiễu
 Không bật băng lập lại hay ngưng nghỉ, thi thiệt không có vụ được
nghe lại hay nghỉ đâu
 Càng nhiều lần mọi người luyện đề trong điều kiện thật, thì mọi người
càng tự tin hơn khi đi thi thiệt
 
Giải pháp 3: Ngủ đủ trước khi thi Vài đêm trước khi thi, cố gắng tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, dậy sớm. Nếu thi sáng thì nhớ ăn sáng đầy đủ kèm ly nước cam.Nếu thi trưa thì ăn sớm sớm,tranh thủ ngủ trưa một xíu. Thi chiều thì nhớ tranh thủ ăn nhẹ
 
8.Bỏ lỡ liền mấy câu do vẫn mãi nghĩ ngợi về câu trước đó
Giải pháp: Tâm trí luôn đi theo băng chứ không phải câu hỏi Bạn nào có tính cầu toàn thì rất dễ rơi vào tính huống này. Khi không làm được câu hỏi nào đó, bắt đầu cảm thấy tức, cứ ngồi suy nghĩ mãi, không chịu bỏ đi, đến lúc nhận ra thì băng nó đã qua được mấy đoạn rồi. Khi nghe không được thông tin và bí câu trả lời rồi, thi hãy loại bớt đáp án sai, tô đại và tiếp tục nghe. Hãy nhớ tâm trí lúc nào cũng sát cánh với băng chứ
không phải câu hỏi.
 
(Theo Nghetienganhpro.com)
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại Học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Online: 193 Tổng truy cập: 30.262.795