Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA TIN HỌC - NGOẠI NGỮ

Một số trao đổi về xây dựng hệ thống bài đọc kèm hình ảnh phục vụ kỹ năng đọc cho sinh viên tham gia học phần tiếng Anh cơ bản tại trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 10:20 - 02/08/2022 Lượt xem: 561
                                                                               Phùng Thị Như Trang
Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Bởi vì nó là phương tiện rất thiết thực để con người có thể giao tiếp với nhau, trao đổi những thông tin cho nhau, để hiểu những tâm tư tình cảm của nhau. Mỗi một đất nước trên thế giới đều có những ngôn ngữ riêng và thậm chí trong một đất nước có thể có rất nhiều ngôn ngữ nói và viết khác nhau. Vậy ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ ra, là con người tri thức thì chúng ta phải biết it nhất một ngoại ngữ để có thể hòa nhập cùng với thế giới văn minh, nắm bắt những thông tin kinh tế, thể thao, văn hóa, công nghệ, khoa học của toàn thế giới. ngày nay tiếng Anh được xếp là ngôn ngữ quốc tế, được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Biết được tiếng Anh là tiền đề cho chúng ta vững bước vào một tương lai tươi sáng đầy tri thức. Vì vậy việc học tiếng Anh là rất cần thiết cho mỗi người đặc biệt là các sinh viên chuẩn bị bước vào thế giới nghề nghiệp của mình. Chính vì vậy các em sinh viên cần có vốn tiếng Anh để có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, và để các em nắm được các thông tin cập nhật trên báo chí, trên các mạng truyền thông.

  Để có thành công trong mỗi giờ dạy tiếng Anh, người giảng viên luôn phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy. Ví dụ: đổi mới phương pháp dạy từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu, và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đối với các sinh viên, học viên, việc học từ vựng và nhớ chúng càng nhiều càng nhanh là rất hữu ích và cần thiết. Bởi vì không có từ vựng chắc chắn là không có vốn từ để giao tiếp, để đọc tài liệu, để nghe và để nói. Khối lượng từ vựng càng nhiều càng giúp cho việc hiểu và giao tiếp diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Trong bất cứ một khóa học tiếng Anh nào, việc học từ vựng cũng là yêu cầu số một và như là mục đích chính trong toàn bộ khóa học đó. Và thông thường ở mỗi bài học tiếng Anh, việc giới thiệu ngữ liệu mới, làm rõ nghĩa và cách dùng của chúng luôn là yêu cầu thường xuyên và bắt buộc, việc này quyết định kết quả của cả quá trình học tiếng Anh. Vì thế việc dạy từ vựng cho sinh viên luôn được giảng viên chú trọng, quan tâm. Xuất phát từ lý do đó là động lực thúc đẩy người giảng viên nghiên cứu về bộ tài liệu dạy từ vựng qua tranh ảnh trong dạy kỹ năng đọc để củng cố những từ vựng đã học trên lớp trong giáo trình của sinh viên.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu về kỹ thuật dạy từ vựng tiếng Anh sử dụng hình ảnh trong dạy từ mới tiếng Anh cũng đã thu hút rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp này. Một trong những nghiên cứu về việc sử dụng hình ảnh vào dạy học trên thế giới là nghiên cứu của Yi-Chuan Pan, Yi-Ching Pan (2009) của học viện thương mại quốc gia Đài Loan: Hiệu quả của tranh ảnh đối với quá trình đọc hiểu của sinh viên Cao đẳng Đài Loan học tiếng Anh như một ngoại ngữ đã rút ra kết luận rằng sử dụng hình ảnh trong dạy kỹ năng đọc có hiệu quả cao hơn so với sử dụng văn bản đọc không có hình ảnh. Khi thông tin được rút ra từ cả văn bản đọc và hình ảnh được lồng ghép tốt, giống như thông tin đã được trình bày hai lần, do đó cải thiện khả năng đọc. Theo như nghiên cứu của Wright (1990:2) chỉ ra rằng: có rất nhiều lý do cho việc sử dụng hình ảnh trong dạy ngôn ngữ, các hình ảnh có tính khích lệ và thu hút được sự chú ý của người học. Hill (1990:1) liệt kê một vài lợi ích của việc sử dụng tranh trong dạy từ vựng như  rất dễ tìm, rẻ, và thường không mất phí, các ảnh này do giáo viên chọn, rất linh hoạt và hữu ích cho rất nhiều loại hoạt động dạy từ vựng. theo Hill (1990:1) lớp học mẫu thường không phù hợp cho việc học ngôn ngữ, vì vậy giáo viên phải tìm nhiều các phương tiện và cách khích lệ hứng thú học để cải thiện thực tế này, và việc dùng tranh là một trong những cách “ đưa hình ảnh thực tế vào môi trường lớp học ngoại ngữ ”. Trong một nghiên cứu khoa học của tác giả Katerian Joklova (2009: 19) đã  đưa ra một số loại tranh sử dụng trong dạy từ vựng tiếng Anh: dùng thẻ hình ảnh, vẽ tranh, hình ảnh treo tường và áp phích, bản đồ ngữ nghĩa. Qua nghiên cứu về việc dùng hình ảnh dạy từ vựng, tác giả Katerian Joklova (2009: 57) đưa ra kết luận: Thứ nhất, việc sử dụng hình ảnh giúp người học hiểu các từ khó một cách dễ dàng hơn bằng cách nhìn vào tranh ảnh. Thứ hai, việc sử dụng hình ảnh làm cho việc học từ vựng thú vị, cuốn hút hơn bởi họ có thể nhớ nghĩa các từ bằng các hình ảnh như từ khóa mà không cần tra từ. Thứ ba, hình ảnh còn có thể dùng để dạy phát âm và cả cấu trúc. Thứ tư, việc sử dụng hình ảnh làm lớp học sôi động và sinh động hơn. Thứ năm, bằng cách sử dụng tranh ảnh dạy từ vựng sẽ khiến học sinh tò mò hơn trong việc học từ vựng mới.

Việc dạy từ vựng nói riêng và dạy kỹ năng đọc nói chung đang là một trong những trăn trở của không ít các giáo viên tiếng Anh tại trường Đại học Công Nghiệp Dệt May  Hà nội. Việc dạy và học kỹ năng đọc vẫn còn có một vài bất cập như sau:

Thứ nhất, phần lớn do điều kiện về sĩ số lớp đông- trung bình khoảng 50 sinh viên trên một lớp tiếng Anh cơ bản nên việc giảng viên có thể sao sát từng bài đọc của từng sinh viên là rất khó khăn nên các bài đọc được chuyển thành dạng bài về nhà cho sinh viên nghiên cứu và giảng viên sẽ chữa bài vào tiết học sau đó.

Thứ hai, là thời gian cho mỗi tiết học có giới hạn nên việc áp dụng các phương pháp giảng dạy bài đọc còn ít được chú trọng. Các bài đọc và đoạn đọc sẽ được kiểm tra và chữa rất nhanh chưa có thời gian để sinh viên luyện tập sâu hơn về phát âm hoặc làm các bài tập mở rộng để ghi nhớ thêm thông tin về đoạn đọc đó.

Thêm vào đó, phần đông các giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy từ vựng truyền thống đó là đọc- dịch. Có một số giáo viên có đầu tư thời gian và công sức biên soạn các game trò chơi dạy từ vựng thông qua hình ảnh nhưng tất cả các trò chơi đó chỉ dừng lại ở dạy từ độc lập không gắn kèm văn cảnh. Điều này hạn chế khả năng tưởng tượng và không kích thích được trí tò mò cũng như chưa giúp sinh viên có được cách nhớ sâu đậm về từ vựng.

Bên cạnh đó, Một em sinh viên không hứng thú với môn tiếng Anh, thậm chí có em còn sợ học tiếng Anh. Một số sinh viên có suy nghĩ là học tiếng Anh rất khó và các em bị mất gốc. Vì vậy phần lớn sinh viên dễ bị căng thẳng trong giờ học, từ đó lớp học tẻ nhạt, không hào hứng. Do phần đông sinh viên thấy khó nên trong lớp các sinh viên đó thường không tập trung và làm việc riêng. Đó là lý do chất lượng học rất thấp. Đa số sinh viên chưa có phương pháp học từ vựng thật sự hiệu quả và chưa vận dụng được vốn từ mình đã gặp vào trong văn cảnh, tình huống thực tế. Phần lớn sinh viên ít có điều kiên giao tiếp bắng tiếng Anh, các em còn e ngại khi nói và trao đổi bằng tiếng Anh ngay cả trong giờ học cũng như ngoài giờ học.

Vì vậy, cần xây dựng được hệ thống kết hợp giữa bài đọc với nội dung học tập thông qua hình ảnh minh họa, từ đó giúp sinh viên có được khả năng nhớ, vận dụng tốt hơn trong quá trình học tập. Cụ thể các bước xây dựng hệ thống bài đọc kèm hình ảnh được xác định cụ thể như sau:

Phần 1: Các bước xây dựng hệ thống bài đọc kèm hình ảnh:
Bước 1: Nghiên cứu đoạn đọc và lọc từ vựng liên quan đến chủ đề bài học
Giảng viên nghiên cứu đoạn đọc và lọc các từ vựng liên quan đến chủ đề bài đọc trong các đoạn đọc bài số 5, 6,7,8, 9 trong giáo trình International Express Elementary

Bước 2: Phát phiếu câu hỏi khảo sát cho sinh viên để khảo sát về hiểu biết của sinh viên đối với các từ vựng đó
Dựa vào các từ vựng đã lọc từ các bài đọc, giảng viên thiết kế cau hỏi khảo sát mức độ hiểu biết về nghĩa của từ vựng đó cho sinh viên lớp ĐHM1-K15 để xác định các từ vựng đã được lọc ra đó có phải là từ vựng mới đối với phần đông sinh viên hay không. Sau đó giảng viên tổng hợp kết quả trả lời để lọc ra những từ vựng có số lượng sinh viên hiểu sai nghĩa nhiều nhất

Bước 3: Thiết kế các câu hỏi cho từng đoạn đọc
Các bài đọc trong 5 Units sẽ được giảng viên thiết kế các câu hỏi tương ứng như câu hỏi về ý chính của đoạn đọc, câu hỏi suy luận, câu hỏi điền từ vào chỗ trống hay câu hỏi về nghĩa của từ

ước 4: Tổ chức áp dụng bộ tài liệu để kiểm tra hiệu quả của hệ thống bài đọc có sử dụng hình ảnh
Phần 2: Minh họa về việc áp dụng bộ tài liệu hệ thống bài đọc kèm hình ảnh:

Bước 1. Giảng viên phân chia lớp thành 4 đến 5 nhóm nhỏ
- Các nhóm sẽ cùng nhau nghiên cứu một đoạn văn do giáo viên phát
- Các đoạn văn này có chứa hình ảnh xen kẽ với các câu đặt trong cả một đoạn văn bản.
- Sinh viên có thể sử dụng bất cứ phương tiện, tài liệu để tra cứu từ vựng mình cần tìm

Bước 2: Giảng viên giao thời gian thảo luận nhóm
- Sinh viên có khoảng 10-15 phút cùng nhau tìm ra các từ có thể là phương án trả lời cho hình ảnh trong đoạn văn
- Sinh viên viết tất cả phương án thảo luận ra giấy A4

Bước 3: Giảng viên tổng kết đáp án
- Giáo viên gọi các phương án trả lời từ các nhóm
- Nhận xét phát âm và nghĩa của từ qua các phương án
- Giảng viên đưa ra đáp án chính xác cho mỗi hình ảnh

Bước 4: Sinh viên luyện tập đọc đoạn văn dùng hình ảnh
- Các đoạn văn lại được đưa về dạng không có chứa các phương án dạng chữ viết
- Sinh viên luyện tập theo cặp

Bước 5: Sinh viên làm bài cá nhân trả lời các câu hỏi trong bài đọc

Bước 6: Giảng viên gọi sinh viên trả lời  câu hỏi và nhận xét đưa ra đáp án
Phần 3:  Minh họa về việc áp dụng bộ tài liệu

Unit 5: Shopping
“Shopping is entertainment”



Trong quá trình dạy tiếng Anh, việc giới thiệu và kiểm tra từ vựng tuy chiếm lượng thời gian không nhiều song chúng có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho học sinh nắm vững và sử dụng đúng ngôn ngữ sau này. Trong quá trình soạn bài, giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp, chuẩn bị kĩ càng cho các lời dẫn gợi mở từ, các vật dụng cần thiết liên quan đến việc giới thiệu từ và chọn cách kiểm tra từ sao cho phù hợp gây hứng thú cho học sinh. Đội ngũ giảng viên nên áp dụng hệ thống bài đọc kèm hình ảnh để nâng cao vốn từ vựng cũng như kỹ năng làm bài đọc cho sinh viên, giúp sinh viên có hứng thú và năng nổ nhiệt tình hơn trong giờ học tiếng Anh đặc biệt là giờ học kỹ năng đọc. Giảng viên nên đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị các bài đọc, đoạn đọc trong giáo trình khác theo phương pháp xây dựng bài đọc kèm hình ảnh để có thể có được các tiết dạy hiệu quả. Đối với mỗi sinh viên, cần tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập, đặc biệt là những tiết học có sử dụng bộ tài liệu dạy từ vựng thông qua hình ảnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Caldwell, Joane.2008.Comprehension Assesment. New York : Classroom Guide
2. HARMER, Jeremy. The Practice of English Language Teaching. Essex: Longman Group UK Limited, 1993. ISBN 0582-04656-4
3. WRIGHT, Andrew. Pictures for Language Learning. Cambridge: Cambridge University Press, 1990. ISBN 0-521-35800-0.
4. Yi-Chun Pan , Yi-Ching Pan (2009) The effects of pictures on the reading comprehension of low-proficiency Taiwanese English foreign language college students: An action research study. National pingtung Institute of commerce, Taiwan.

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại Học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Online: 210 Tổng truy cập: 33.367.311