Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (ĐHCNDMHN) đã xác định mục tiêu phát triển nhà trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đồng thời đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, trong đó tăng cường hoạt động đảm bảo chất lượng (ĐBCL) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV được xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và xuyên suốt của quá trình phát triển nhà trường. Trường xác định các hoạt động ĐBCL quan trọng, xây dựng phương pháp kiểm soát các hoạt động ĐBCL trên nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu các bên liên quan đặc biệt là trong công tác giảng dạy.
Với mục đích: Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường; xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại; Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo; giúp các bộ môn, các khoa/trung tâm trong việc điều hành các hoạt động chuyên môn; Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Kết quả khảo sát hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các khoa/trung tâm giảng dạy trong nhà trường trong học kỳ 1, năm học 2020 – 2021 được thể hiện như sau:
Kết quả khảo sát cho thấy các tiêu chí được đánh giá ở mức hài lòng (4.31), tỉ lệ hài lòng chung các tiêu chí là 92.21% tăng so với HK2 (2019 – 2020) cho thấy đa số sinh viên hài lòng về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Tiêu chí 2.1. Giảng viên nhiệt tình tư vấn, giải đáp thắc mắc và giúp đỡ người học trong quá trình học tập có chỉ số đánh giá cao nhất trong số các tiêu chí (4.32), tăng 0.09% so với HK2 (2019 – 2020) Giảng viên cần tiếp tục phát huy để nâng cao tỉ lệ hài lòng của sinh viên.
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng các nhóm tiêu chí đánh giá:
Tỉ lệ từ hài lòng trở lên giữa các nhóm nội dung về hoạt động giảng dạy của giảng viên ở học kỳ 1 (2020 – 2021) tăng so với học kỳ 2 (2019 – 2020).
Đa số sinh viên hài lòng với tất cả các tiêu chí khảo sát của các nhóm nội dung theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thể hiện sự nghiêm túc, chu đáo từ khâu chuẩn bị, lên lớp, kiểm tra đánh giá, hướng dẫn và theo dõi học tập.
Tuy nhiên, xét trên tỷ lệ khảo sát chung, còn một số nội dung cần rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu và mong muốn của người học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo:
+ Trong nhóm nội dung về công tác công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung, học liệu và phương pháp giảng dạy của giảng viên: chú ý đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, nội dung bài giảng và kiểm tra đánh giá để người học hứng thú trong quá trình học tập.
+ Trong nhóm nội dung về năng lực, trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học: cần quan tâm đến sự tiến bộ của người học và giúp người học phát triển các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề….
+ Trong nhóm nội dung về kiểm tra đánh giá kết quả học tập: giảng viên cần bám sát hơn nữa mục tiêu học phần khi ra đề thi và tổ chức kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng hơn nữa để sinh viên hài lòng hơn với hoạt động này.
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng