Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Vai trò văn hóa chất lượng trong hoạt động Đảm bảo chất lượng tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 09:59 - 07/01/2021 Lượt xem: 3.994
          Trong thời gian gần đây, song song với việc phát triển hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nhiều đến việc phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chất lượng nói riêng ở mỗi cơ sở giáo dục, mặc dù lĩnh vực văn hóa chất lượng đã được các nhà nghiên cứu giáo dục tìm hiểu và công bố. Thông qua bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo, lần đầu tiên yếu tố văn hóa được chính thức sử dụng để đánh giá chất lượng trường đại học.

          Văn hóa chất lượng (VHCL) là một thành tố quan trọng tác động trực tiếp đến toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng mỗi cơ sở giáo dục. Xây dựng và phát triển VHCL trong mỗi cơ sở giáo dục đại học nhằm mục đích giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng trong giáo dục đại học, cụ thể là vai trò và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc đóng góp vào chất lượng tại đơn vị. Do đó, để nâng cao chất lượng, cần phải có sự cam kết của lãnh đạo  và thống nhất thực hiện của tập thể, đơn vị (giảng viên, người học, cán bộ quản lý, nhân viên, công nhân viên), mọi người cần phải thấm nhuần VHCL.
Xây dựng và phát triển VHCL tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (ĐHCNDMHN) là việc thiết lập một hệ thống môi trường cho các hoạt động có chất lượng và không ngừng cải tiến chất lượng của tổ chức. Các hoạt động của nhà trường hiện nay đều thực hiện một mục tiêu chung là phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu xã hội, điều này đã thể hiện các hoạt động đã và đang triển khai có văn hóa chất lượng. Những biểu hiện VHCL trong hoạt động nhà trường tiêu biểu là việc triển khai 2 quy định liên quan đến văn hóa và 1 quy định về hoạt động đảm bảo chất lượng là: Quy định thực hiện văn hóa nhà trường và Quy định về nhiệm vụ của đơn vị/ cá nhân chủ trì và nhiệm vụ của đơn vị/ cá nhân phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Quy định vận hành mạng lưới đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường. Những biểu hiện về VHCL còn được thể hiện rõ nét qua việc tuân thủ và thực hiện các văn bản quy định khác trong nhà trường.
          Tuy nhiên, hoạt động VHCL nhà trường chỉ là các biểu hiện và chưa thành một hệ thống thống nhất để thực hiện một VHCL. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế nhất định, thể hiện sự không đồng nhất trong thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ quy định ở một số quy định thực hiện còn chưa được triệt để do chưa có một hệ thống tổng hợp các yêu cầu về VHCL để thực hiện thống nhất chung trong nhà trường.
Vì vậy, vai trò của VHCL đối với công tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường,  có thể thấy rằng xây dựng VHCL sẽ giúp cơ sở GDĐH có:

          - Định hướng chiến lược phát triển phù hợp, định vị rõ chất lượng và VHCL trong sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển;

          - Có hệ thống chính sách chất lượng, kế hoạch chất lượng, các giá trị chia sẻ, công cụ, tiêu chí và quy trình đảm bảo chất lượng (ĐBCL) phù hợp;

          - Mọi thành viên (lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên) và các tổ chức, đơn vị trong cơ sở GDĐH đó đều hoạt động tuân theo các giá trị, chuẩn mực, quy trình và cam kết hướng đến chất lượng với tinh thần tự giác, tự nguyện, tin tưởng, hợp tác, chia sẻ, chịu trách nhiệm và luôn sáng tạo.

Mặt khác, hình thành VHCL sẽ giúp cơ sở GDĐH dễ dàng thích ứng với những thay đổi của hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế; thể hiện rõ cam kết chất lượng với xã hội; hình thành môi trường quản lý chất lượng; có định hướng rõ ràng trong việc phát triển nguồn nhân lực,...
Nói cách khác, VHCL là nền tảng và động lực để cơ sở GDĐH duy trì và nâng cao chất lượng, là bản sắc riêng và lợi thế cạnh tranh của cơ sở GDĐH
 
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 149 Tổng truy cập: 31.681.042