1. Bối cảnh triển khai
Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục. Với mục tiêu: Đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục; Xác nhận mức độ CSGD đáp ứng mục tiêu trong từng gia đoạn nhất định; Căn cứ giải trình với các cơ quan QLNN và xã hội về thực trạng chất lượng; Cơ sở cho người học lựa chọn CSGD và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực. Để phát huy hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng, bắt đầu từ năm học 2016 – 2017 đến nay Trường Đại học CNDMHN đã bước đầu hình thành văn hóa chất lượng. Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, các kế hoạch về công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thông tư mới, Trường ĐHCNDMHN đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động của Nhà trường như đã hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng trên cơ sở kế hoạch đảm bảo chất lượng chung của nhà trường; thành lập mạng lưới cán bộ phụ trách công tác đảm bảo chất lượng tại từng đơn vị trong toàn Trường; cử cán bộ đi tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng... đồng thời, từ năm học 2017 – 2018 Trường đã bắt đầu triển khai kế hoạch tự đánh giá cơ sở đào tạo theo thông tư 12/2017; đã triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng năm học được xây dựng hàng năm; hiện tại đang triển khai tự đánh giá cơ sở giáo vào năm học 2018 - 2019. Hiệu quả của công tác tự đánh giá này là việc cải tiến liên tục các hoạt động đào tạo trong nhà trường, ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, Trường đã lấy ý kiến của người học về giảng viên, về các hoạt động và các đơn vị trong Trường, khảo sát tình hình việc làm và mức độ đáp ứng công việc của SVTN sau 2 tháng và sau 1 năm làm việc tại doanh nghiệp; chủ trương thành lập các mạng lưới cựu người học, tăng cường quan hệ với doanh nghiệp...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động đảm bảo chất lượng của Trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như nhận thức của cán bộ, viên chức và người học về hoạt động đảm bảo chất lượng còn chưa đầy đủ; hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của Nhà trường mới bắt đầu triển khai theo quy định nên chưa đồng bộ và chưa vận hành một cách hiệu quả, thông suốt như mong đợi, đặc biệt là văn hóa lưu trữ minh chứng về các hoạt động tại các đơn vị chưa được chú trọng đầy đủ do mới bắt đầu triển khai tự đánh giá và thu thấp minh chứng theo hướng dẫn các công văn 766, 767, 768 về thông tư 12/2017 quy định kiểm định chất lượng giáo dục;năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách về hoạt động đảm bảo chất lượng còn bất cập trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong thời kì Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Vì vậy, để thực hiện công tác tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục theo kế hoạch trong năm học 2018 – 2019, hướng tới đánh giá ngoài vào năm 2021 cần có kế hoạch và lộ trình thực hiện.
2. Mục đích, ý nghĩa
- Đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác của nhà trường; nhằm phát hiện những tồn tại , xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp duy trì và cải tiến chất lượng đào tạo giúp nhà trường thực hiện sứ mạng và đạt được các mục tiêu đặt ra.
- Làm cơ sở để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Yêu cầu đối với công tác tự đánh giá
* Trong quá trình tự đánh giá, căn cứ vào từng tiêu chuẩn, tiêu chí nhà trường phải tập trung những việc sau:
- Mô tả, làm rõ thực trạng của nhà trường - Phân tích, giải thích, so sánh đối chiếu và đưa ra những nhận định; chỉ ra điểm mạnh, tồn tại và những biện pháp khắc phục;
- Lập kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
* Tự đánh giá là một quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và phải có sự tham gia của nhiều đơn vị, cá nhân trong toàn trường.
* Hoạt động tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai, minh bạch. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Việc tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục do BGD&ĐT ban hành.
4. Lộ trình thực hiện
- Thành lập hội đồng tự đánh giá (10/2018-12/2018): Họp để xác định thành viên hội đồng TĐG, ban thư ký, các nhóm chuyên trách và trình hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức Họp Hội đồng tự đánh giá
- Lập kế hoạch tự đánh giá (1/2019-2/2019): hội đồng hoàn thành kế hoạch tự đánh giá trình Hiệu trưởng phê duyệt; Tổ chức Hội nghị triển khai công tác tự đánh giá.
- Các nhóm công tác chuyên trách triển khai công tác tự đánh giá (2/2019- 6/2019): Lập kế hoạch hoạt động của nhóm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm; tiến hành thu thập thông tin minh chứng; hoàn thành đề cương chi tiết báo cáo tự đánh giá; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho ban thư ký và các nhóm chuyên trách.
- Phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng. Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được, viết báo cáo tiêu chí (6/2019 – 9/2019): Các nhóm công tác chuyên trách sẽ viết báo cáo cho từng tiêu chí (Theo tài liệu hướng dẫn); ban thư ký tập hợp các kết quả khảo sát ý kiến cán bộ, giảng viên, công nhân viên, sinh viên và nhà tuyển dụng, xử lý thông tin phục vụ viết báo cáo tự đánh giá theo tiêu chí.
- Viết báo cáo tự đánh giá (9/2019 – 12/2019): nhóm công tác chuyên trách sẽ các báo cáo tiêu chí để viết báo cáo tiêu chuẩn, thu thập thêm thông tin minh chứng bổ sung (nếu cần); Ban thư ký tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn của các nhóm công tác để viết dự thảo báo cáo tự đánh giá; gửi dự thảo báo cáo tự đánh giá cho các thành viên trong hội đồng để góp ý; Xin ý kiến của chuyên gia tư vấn góp ý cho dự thảo báo cáo tự đánh giá
- Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ CSGD (tháng 12/2019): Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo tự đánh giá của tất cả các đơn vị trong trường; Họp Hội đồng tự đánh giá, xử lý các ý kiến đóng góp của các đơn vị, chỉnh sửa báo cáo tự đánh giá; Mời chuyên gia phản biện (ngoài trường) góp ý cho dự thảo báo cáo tự đánh giá
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành đợt tự đánh giá (1/2020): Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thông qua hội đồng báo cáo tự đánh giá lần cuối.
- Báo cáo cơ quan chủ quản về kết quả tự đánh giá, đề nghị hỗ trợ trong quá trình cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo theo tự đánh giá (2/2020): Hiệu trưởng phê duyệt báo cáo tự đánh giá, báo cáo kết quả tự đánh giá với cơ quan chủ quản.
- Gửi file công văn cùng file báo cáo tự đánh giá về cục Quản lý chất lượng – BGD&ĐT (6/2020)
5. Kiến nghị trong công tác tự đánh giá
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Củng cố, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KĐCLGD để đảm bảo đủ năng lực tư vấn, giúp đỡ cho các đơn vị trong nhà trường trong các hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài
- Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với các đơn vị về hoạt động tự đánh giá, kiểm định chất lượng.
- Gắn công tác thi đua, đánh giá danh hiệu với kiểm định chất lượng
- Các đơn vị đồng bộ hệ thống để vận hành tốt mạng lưới ĐBCL bên trong, xây dựng và duy trì văn hóa chất lượng.
Trung Nguyễn