Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Khảo sát tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp trong hoạt động đảm bảo chất lượng Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 03:27 - 19/09/2018 Lượt xem: 1.025
Trong những năm qua Dệt May là ngành có tốc độ phát triển cao (khoảng 21%/năm). Nhu cầu nhân lực các khối ngành Công nghệ May, Công nghệ Sợi-dệt, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử rất cao, “cung” không cung cấp đủ “cầu” là thực trạng đang diễn ra trong các khối ngành trên. Thống kê giai đoạn 2000-2015 cho thấy cứ 1 tỷ USD tăng trưởng xuất khẩu Dệt May thì cần 80.000 lao động công nghiệp, trong đó nhân lực của các ngành do Trường đào tạo chiếm 7-10% trong từng giai đoạn.
 
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Dệt May. Trường đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng, đặc biệt quan tâm đến kỹ năng thực hành tư duy và thực hành kỹ thuật của người học. Thời lượng thực hành, thực tập của sinh viên chiếm khoảng 70% thời gian thực học. Trong quá trình học tập sinh viên được thực hành bằng sản phẩm từ thị trường và được thực tập tại doanh nghiệp của Trường. Đây là điểm khác biệt cơ bản của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội so với các trường cùng đào tạo khối ngành này. Sự khác biệt trên giúp người học không chỉ giỏi kiến thức mà còn giỏi cả kỹ năng, tay nghề và được các doanh nghiệp đánh giá cao, sinh viên đáp ứng được ngay yêu cầu của doanh nghiệp mà không phải đào tạo. Trong quá trình tuyển dụng sinh viên của Trường thường được các doanh nghiệp ưu ái. Đánh giá chung: Kết quả khảo sát tình hình việc làm sinh viên sau tốt nghiệp 3 tháng và sau 12 tháng cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm thuộc các khối ngành phục vụ nhân lực cho ngành Dệt may trong vòng 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp khá tốt, đều đạt xấp xỉ 100%. Hai nguyên chính ảnh hưởng đến tỷ lệ việc làm của Trường:

+ Thứ nhất: Trong những năm qua Dệt May là ngành có tốc độ phát triển cao (khoảng 21%/năm). Nhu cầu nhân lực các khối ngành Công nghệ May, Công nghệ Sợi-dệt, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử rất cao, “cung” không cung cấp đủ “cầu” là thực trạng đang diễn ra trong các khối ngành trên. Thống kê giai đoạn 2000-2015 cho thấy cứ 1 tỷ USD tăng trưởng xuất khẩu Dệt May thì cần 80.000 lao động công nghiệp, trong đó nhân lực của các ngành do Trường đào tạo chiếm 7-10% trong từng giai đoạn.
 
+ Thứ hai: Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Dệt May. Trường đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng, đặc biệt quan tâm đến kỹ năng thực hành tư duy và thực hành kỹ thuật của người học. Thời lượng thực hành, thực tập của sinh viên chiếm khoảng 70% thời gian thực học. Trong quá trình học tập sinh viên được thực hành bằng sản phẩm từ thị trường và được thực tập tại doanh nghiệp của Trường. Đây là điểm khác biệt cơ bản của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội so với các trường cùng đào tạo khối ngành này. Sự khác biệt trên giúp người học không chỉ giỏi kiến thức mà còn giỏi cả kỹ năng, tay nghề và được các doanh nghiệp đánh giá cao, sinh viên đáp ứng được ngay yêu cầu của doanh nghiệp mà không phải đào tạo. Trong quá trình tuyển
dụng sinh viên của Trường thường được các doanh nghiệp ưu ái. Một số ngành đào tạo thuộc khối ngành Kinh tế tại thời điểm khảo sát ngay sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ khảo sát việc làm chưa cao. Tuy nhiên, tại thời
điểm khảo sát việc làm sau 12 tháng, tỷ lệ có việc làm là khá cao, điều này thể hiện sinh viên khối ngành này cần có thời gian chuẩn bị và trang bị thêm những kiến thức liên quan đến thực tế. Mặc khác, so với năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, cơ hội và khả năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt hơn, Trường đã đổi mới nội dung đào tạo của khối ngành Kinh tế để nâng cao tỷ lệ có việc làm cho sinh viên bằng cách hướng đầu ra của khối ngành này vào các nhân lực đặc thù của ngành Dệt May như Merchandiser; Marketing thời trang... nhằm tạo lợi thế và cơ hội cho sinh viên khi tiếp cận việc làm đối với các doanh nghiệp dệt may.
 
Trung Nguyễn
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 346 Tổng truy cập: 29.845.746