Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Sử dụng công cụ, phương pháp kiểm tra đánh giá kết thúc học phần trình độ đại học tại trường Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 10:59 - 18/11/2020 Lượt xem: 5.634

Bài kiểm tra là phương tiện quan trọng bậc nhất và được sử dụng chủ yếu trong vấn đề đánh giá người học. Do vậy, người thiết kế và soạn các bài kiểm tra phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau: i) đo lường được chuẩn đầu ra/mục tiêu môn học; ii) đo lường được các kiến thức, kỹ năng cốt lõi của chương trình; iii) bao gồm các câu hỏi với dạng thức phù hợp nhất để đánh giá được chuẩn đầu ra; iv) phù hợp với mục tiêu sử dụng kết quả thi; v) đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị. Bài viết này nói về ưu nhược điểm của một số công cụ kiểm tra đánh giá và phân tích phổ điểm kết quả thi để thấy được ưu thế việc sử dụng các công cụ kiểm tra – đánh giá trong dạy và học trình độ đại học

1. Ưu, nhược điểm của một số công cụ kiểm tra – đánh giá

Xu hướng KT-ĐG hiện nay không chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần mà yêu cầu người học phát triển những năng lực khác như diễn thuyết, tự khám phá tri thức… Việc sử dụng linh hoạt các công cụ kiểm tra hiệu quả sẽ giúp cho việc xác định người học đạt được gần với mục tiêu đào tạo. Các công cụ kiểm tra đánh giá thường dùng:
2. Phân tích phổ điểm kết quả thi
Do chưa thực hiện việc phân tích đề thi, không có thử nghiệm trước khi thi nên một số đề thi – kiểm tra quá dễ hoặc quá khó. Đề quá dễ dẫn đến kết quả làm bài của SV quá tốt, không phản ánh đúng thực lực của SV. Đề quá khó dẫn đến kết quả làm bài của SV quá kém, dẫn đến dễ đánh giá nhầm chất lượng giảng dạy thấp. Phổ điểm là phương pháp thống kê nhanh và được sử dụng phổ biến hiện nay sau mỗi kỳ thi là dùng các biểu đồ phân bố kết quả điểm thi so sánh với độ khó của đề (tức là thang đo).
Giả sử có một tập hợp điểm thi của SV được phân bố theo dạng chuẩn như hình 1

Hình 1 – Phổ điểm phân bố chuẩn
Nếu có một đề thi tốt sẽ đánh giá chính xác và phản ánh đúng năng lực của SV như hình 2

Hình 2 – Phổ điểm và thang đánh giá của đề thi
Giả sử chúng ta dùng một đề thi bao gồm các câu hỏi đánh giá 6 mức nhận thức của SV theo thang nhận thức của Bloom (từ mức nhận biết đến mức sáng tạo) và kết quả cho thấy năng lực của SV được phân bố theo biểu đồ có dạng hình chuông chuẩn như trong hình 2. Độ khó của đề thi nằm giữa mức áp dụng và mức phân tích trong thang Bloom. 50% SV đã vượt qua yêu cầu của đề thi (có năng lực cao hơn mức áp dụng).
Nếu có một đề thi quá dễ (không có những câu khó để đánh giá năng lực của những SV giỏi như ở hình 3

Hình 3 – Phổ điểm của đề thi dễ
Đề thi trong hình 3 quá dễ so với khả năng của SV. Đề thi này chỉ bao gồm các câu hỏi để đánh giá 4 mức nhận thức của SV từ nhận biết đến phân tích. Yêu cầu của đề thi là SV phải vượt qua mức nhận thức hiểu trong thang Bloom. Ở đây không có những câu hỏi khó và rất khó để đánh giá nhận thức của SV ở mức tổng hợp và phân tích. Kết quả đánh giá cho thấy, mặc dù có 80% SV vượt yêu cầu của đề thi nhưng chỉ có 50% SV có năng lực cao hơn mức nhận thức vận dụng.

Nếu có một đề thi quá khó, thiếu những câu dễ nên nhiều thí sinh bị điểm 0 như ở hình 4

Hình 4 – Phổ điểm của đề thi khó
Trong hình 4 đề thi quá khó so với khả năng của SV và chỉ nhằm đánh giá các mức nhận thức vận dụng, phân tích/tổng hợp, đánh giá và sáng tạo, không có các câu hỏi để đánh giá các mức nhận thức nhận biết và hiểu. SV phải có năng lực cao hơn mức nhận thức phân tích mới có khả năng vượt qua yêu cầu của đề thi. Kết quả đánh giá cho thấy mặc dù chỉ có 20% SV có khả năng đó, nhưng cũng cho thấy 50% SV có mức nhận thức vận dụng.

Những mô hình nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù năng lực của SV không thay đổi nhưng với các đề thi có độ khó khác nhau đã cho các kết quả khác nhau: số lượng SV đạt hoặc vượt yêu cầu của 3 đề thi theo thứ tự là: 50%, 80% hay 20%. Vì thế quan niệm cho rằng làm được 50% đề thi là đạt yêu cầu (được 5/10 điểm) là một quan niệm thiếu công bằng. Chất lượng của đề thi sẽ cung cấp thông tin chính xác về thực trạng chất lượng giáo dục.

Sau khi rút kinh nghiệm, tổ/nhóm ra đề thi tiến hành rà soát, điều chỉnh đề thi phù hợp với mục tiêu đánh giá sẽ cho ra những đề thi phù hợp.

Chỉ cần thêm những câu hỏi khó, thì hình 3 sẽ có dạng như hình 5

Hình 5 – Phổ điểm của đề thi dễ sau khi bổ sung thêm câu hỏi khó
Chỉ cần thêm những câu hỏi dễ thì hình 4 sẽ có dạng như hình 6
Hình 6 – Phổ điểm của đề thi khó sau khi bổ sung thêm câu hỏi dễ
 
GV ra đề cần lưu ý: Các câu hỏi của đề thi cần phân bố trên 1 giải rộng tương ứng với dải phân bố năng lực của SV. Đề thi cần có những câu hỏi để đo năng lực của những SV yếu nhất và cần có những câu hỏi để đo năng lực của những SV giỏi nhất. Tuỳ theo mục đích của kỳ thi mà có nhiều câu hỏi tương đối dễ hay tương đối khó để đánh giá SV được chính xác hơn. Nếu không, cần đưa chúng về cùng một thang đo như hình 7

Hình 7 – Đề thi sau khi được điều chỉnh
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Tài liệu tập huấn trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ngày 17/9/2017 của PGS.TS. Nguyễn Phương Nga và TS. Tô Thị Thu Hương.
  2. Sử dụng hiệu quả các dạng thức câu hỏi thi – kiểm tra, TS. Phạm Xuân Thanh.
  3. Đo lường và đánh giá trong giáo dục” - Lê Đức Ngọc, 2003.
 
Bài và ảnh: Nguyễn Thu Phương
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 159 Tổng truy cập: 33.346.524