Đánh giá kết quả học tập có nhiều ý nghĩa với người dạy, người học và các nhà quản lý. Khi kết quả học tập được đánh giá một cách chính xác, khoa học, chất lượng đào tạo được cải thiện. Để xác định được việc người học có đạt được chuẩn đầu ra như mong đợi, mỗi học phần phải đảm bảo việc đo được năng lực của người học ở các cấp độ khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số vấn đề lý thuyết về việc thiết kế công cụ kiểm tra - đánh giá kết quả kết thúc học phần và biện pháp rà soát, điều chỉnh công cụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.
1. Công cụ và phương pháp đánh giá kết thúc học phần:
Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ lựa chọn phương pháp đánh giá kết thúc các học phần
- Qua thống kê cho thấy, trong tổng số 162 học phần (HP) được xác định trong chương trình đào tạo của 03 ngành Công nghệ may CNM, CNSD, QLCN, có tới 88,9% tổng số HP lựa chọn phương pháp đánh giá kết thúc học phần là thi kết thúc, chỉ có 2,5% lựa chọn phương pháp đánh giá là bài tập lớn/đồ án môn học, còn lại 8,6% là hình thức đánh giá thông qua báo cáo kết thúc cho các học phần thực tập, khóa luận, cụ thể:
+ Đối với ngành CNM: Bài tập lớn/đồ án chiếm 2.5%, báo cáo thực tập chiếm khoảng 7.5%. Còn lại là các học phần được tổ chức thi kết thúc học phần chiếm 90%
+ Đối với ngành CNSD: Bài tập lớn chiếm 2%, báo cáo thực tập chiếm khoảng 12%. Còn lại là thi kết thúc học phần chiếm 86%.
- Đối với ngành QLCN: Bài tập lớn chiếm 3%, báo cáo thực tập chiếm khoảng 5%. Còn lại là các học phần được tổ chức thi kết thúc học phần chiếm 92%.
-> Như vậy, đối với trình độ đại học, phương pháp được lựa chọn đánh giá kết thúc học phần cơ bản là làm bài thi kết thúc học phần. Các phương pháp đánh giá khác còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
2. Tổ chức thi kết thúc học phần
a. Hình thức thi kết thúc học phần
Bảng thống kê tỷ lệ các hình thức thi kết thúc học phần của ĐH-K1
Như vậy, từ kết quả thống kê trên cho thấy: hình thức thi kết thúc học phần chủ yếu là tự luận chiếm 75%. Những hình thức thi khác (Thực hành, TNKQ, TNKQ + TL, TNKQ + TH, TNKQ + TL + Vấn đáp) chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn (25%).
Việc sử dụng đề thi tự luận có nhiều ưu thế thuận lợi cho mục đích đánh giá các kỹ năng ở bậc cao của SV như tổng hợp, phân tích và sáng tạo…Tuy nhiên, đề thi khó bao phủ toàn bộ chương trình, SV dễ dùng tài liệu để quay cóp.
Theo quy định, đề thi tự luận phải có đáp án và hướng dẫn chấm. Nhưng hầu hết học phần thi tự luận chỉ có nội dung đáp án chi tiết và kèm biểu điểm, chưa đưa ra hướng dẫn chấm như trình bày, lập luận logic, điểm thưởng những SV có bài làm sáng tạo.
b. Bảng trọng số và cấu trúc đề thi:
- 140/140 học phần tổ chức thi kết thúc có bảng trọng số/cấu trúc đề thi, đạt tỷ lệ 100%. Đây là cơ sở tiền đề để hình thành các ngân hàng câu hỏi thi cho từng môn thi.
*Về xác định số lượng các cấp độ đánh giá trong đề thi (sử dụng thang đánh giá 06 cấp độ cho môn lý thuyết và tương đương) :
Kết quả thống kê cho thấy:
- Có 116/140 môn thi (chiếm 82,6%) xác định từ 03 cấp đánh giá/đề thi trở lên, trong đó 16/140 môn thi (chiếm 11,4%) xác định 05-06 cấp đánh giá/đề thi. Như vậy, trọng số và cấu trúc đề thi cơ bản đảm bảo mức độ phân loại của đề thi.
- Tuy nhiên, vẫn còn 02/140 (chiếm 1,4%) môn thi chỉ có 01 cấp độ đánh giá/đề, 22/140 môn thi (chiếm 15,7%) chỉ có 2 cấp độ đánh giá/đề. Như vậy khả năng phân loại cấp độ nhận thức của các nội dung thi sẽ không đảm bảo.
* Về xác định trọng số các cấp độ trong từng đề thi
Kết quả thống kê cho thấy:
- Trọng số đề thi được xác định từ cấp độ đánh giá mức 3 trở lên (mức vận dụng đối với học phần lý thuyết và tương đương) chiếm 77%. Như vậy, đa số nội dung thi có cấp độ đánh giá tương đối phù hợp với trình độ đào tạo trình độ đại học
- Tuy nhiên, kết quả thống kê cũng cho thấy một số điểm cần lưu ý sau:
+ Trọng số cấp độ 1, 2 chiếm khoảng 23,2%. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với mục tiêu, chuẩn đầu ra được xác định cho trình độ đại học (cấp độ này chỉ phù hợp với các nội dung mở rộng, tự học, tự nghiên cứu).
+ Tỷ lệ trọng số cấp độ 5,6 chỉ chiếm 8,8%, tương đối thấp nếu so sánh với tỷ lệ đánh giá của cấp độ 1 và 2 (thấp hơn 14,4%). Cần nghĩ tới khả năng sẽ thiếu các nội dung đánh giá ở cấp độ cao trong các đề thi.
* Về kết quả thi của kỳ thi:
- Kết quả thống kê tỷ lệ các mức xếp loại điểm thi cho thấy: Kỳ thi đảm bảo được yếu tố đánh giá được mức độ đạt chuẩn đầu ra của người học (thể hiện ở ma trận và nội dung đề thi), có tính phân loại các trình độ, năng lực nhận thức và kỹ năng của người học (thể hiện tỷ lệ kết quả điểm thi phân bổ đủ ở các mức xếp loại). Tuy nhiên, kết quả thống kê cũng cho thấy cần lưu ý một số điểm (trong phân tích này, giả sử khâu coi thi đảm bảo):
+ Về thống kê kết quả chung các bài thi, có 19,1% bài thi đạt tỷ lệ giỏi/xuất sắc. Tỷ lệ này tương đối cao trong khi tỷ lệ trọng số đề thi được xác định ở các cấp độ 5/6 (được xác định cho sinh viên giỏi/xuất sắc khi thiết kế đề thi) trung bình chỉ chiếm 8,8%. Khả năng do câu hỏi đề thi không tương đương với các cấp độ của thang đo nhận thức/kỹ năng (xem phân tích câu hỏi thi của 2 học phần).
+ Có 45/140 môn thi (chiếm 32%) có từ 50% số bài thi trở lên có điểm mức khá trở lên, trong đó có 13/140 môn thi (chiếm 9%) có từ 40% tổng số bài thi trở lên có điểm thi ở mức giỏi/xuất sắc. Khả năng đề thi có tương đồng với trọng số cấu trúc? nội dung đề thi có thực sự dễ so với năng lực của sinh viên? (xem phân tích câu hỏi thi của học phần Công nghệ sản xuất may công nghiệp 3).
+ Có 21/140 môn thi (chiếm 15%) có từ 50% tổng số bài thi có điểm ở mức trung bình yếu trở xuống, trong đó có 06/140 môn thi (chiếm 4%) có từ 40% tổng số bài thi có điểm thi ở mức yếu/kém. Khả năng đề thi có tương đồng với trọng số cấu trúc? nội dung đề thi có thực sự khó so với năng lực của sinh viên? (ví dụ xem phân tích câu hỏi thi của học phần Nhân trắc học may mặc)
- Để trả lời được cho những câu hỏi trên, GV và bộ môn cần rà soát từ khâu ra đề thi, sử dụng kết quả thi của SV để phân tích câu hỏi thi kết hợp với việc sử dụng phổ điểm và các chỉ số thống kê để rút kinh nghiệm.
3. Phân tích ví dụ cụ thể một số học phần thi điển hình
Học phần Công nghệ sản xuất may công nghiệp 3 – DHM-K1
Mục tiêu đánh giá: Kiến thức triển khai sản xuất tại các công đoạn cắt – may – hoàn thiện.
Nếu nhìn vào trọng số đề thi thì đề thi ở cấp độ 4, 5, 6 theo thang đo Bloom tức là đề ở mức khó.
Kết quả thi:
* Nhận xét:
- Mục tiêu đánh giá kiến thức chưa nêu chưa cụ thể theo từng cấp độ. Cần chỉnh sửa lại.
- Số lượng câu hỏi chưa tương ứng với mô tả trong cấu trúc đề thi (Số lượng thực tế câu hỏi chỉ có 6 câu trong khi mô tả 10 câu) à Nếu câu hỏi có nhiều nội dung cần thể hiện theo từng ý.
- Cấp độ của từng câu hỏi chưa tương ứng với cấp độ theo thang Bloom.
Ví dụ:
- Đáp án và hướng dẫn chấm cần bổ sung về việc sử dụng ngôn ngữ trình bày, lập luận vấn đề.
- Đề thi dễ so với năng lực của sinh viên (Tỉ lệ kém và TB yếu: 9%; Tỉ lệ trung bình và TB khá chiếm 52,7%; tỉ lệ khá chiếm 34,3%; Tỉ lệ giỏi chiếm 4%). Tỉ lệ SV có số điểm lớn hơn điểm trung bình chung học phần (6.5) là 59.3% à Cần rà soát đề thi, đáp án và bổ sung thêm câu hỏi khó để đo nhóm SV có năng lực khá.
Như vậy, giữa nội dung đề thi và trọng số, cấu trúc chưa tương đồng? rà soát lại trọng số và cấu trúc đề thi.
Bài và ảnh: Nguyễn Thu Phương
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng