Với mục đích xây dựng thêm kênh thông tin phản hồi để giúp các đơn vị chức năng xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu làm thêm của người học, phục vụ người học tốt hơn, trong học kỳ 1 năm học 2018 – 2019 nhà trường đã triển khai khảo sát nhu cầu của người học về hoạt động làm thêm.
Kết quả khảo sát cho thấy:
+ 80% tỉ lệ SV có nhu cầu và rất có nhu cẩu làm thêm trong quá trình học tập tại trường.
+93.7 % tỉ lệ SV mong muốn được làm bán thời gian tại các cửa hàng, siêu thị, doanh nghiệp. + 61% tỉ lệ SV mong muốn có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng.
+ 63% tỉ lệ SV cho rằng việc làm thêm có tác động đến học tập và sinh hoạt.
+ 77% tỉ lệ SV có nhu cầu và rất có nhu cầu tham gia các hoạt động làm thêm ngoài giờ có trả lương do nhà trường tổ chức.
+ 73% tỉ lệ SV cho rằng việc làm thêm của SV cần có sự quản lý của Nhà Trường.
Điều này đã phản ảnh khá rõ nét nhu cầu của đa số SV là được làm thêm để cọ sát với thực tế doanh nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố các kỹ năng mềm cũng như hỗ trợ gia đình trang trải chi phí học tập. SV cũng đã bày tỏ khá rõ mong muốn được Nhà Trường tạo điều kiện cho làm thêm những công việc phù hợp với ngành nghề đang được đào tạo tại Trường, cũng như khát khao được sự đồng hành của Nhà Trường trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Để đáp ứng được nguyện vọng khá xác thực của SV, cũng như việc góp phần đẩy nhanh sự phát triển vững mạnh của Trường, lãnh đạo nhà Trường nên:
+, Có những buổi chia sẻ cho SV hiểu về mặt tích cực và hạn chế của việc làm thêm trong quá trình học đại học.
Xét về mặt tích cực, khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có được một khoản thu nhập, sinh viên sẽ được tiêu chính những đồng tiền do mồ hôi công- sức lao động do chính họ bỏ ra, lúc đó họ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền hơn, biết cách chi tiêu một cách hợp lý hơn. Thứ hai, nếu sinh viên đi làm thêm có liên quan đến chuyên ngành mình đang học thì đó là một cơ hội để sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực tế và đúc rút những bài học kinh nghiệm cho mình. Thứ ba, việc đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên gia tăng các mối quan hệ xã hội, cải thiện kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng mềm mà trên giảng đường sinh viên sẽ ít có cơ hội được rèn luyện. Thứ tư, việc sinh viên tự đi làm thêm sẽ giúp cho cá nhân đó rèn luyện tính tự lập, trưởng thành hơn,… Với những ích lợi đó, sau này khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ và cảm thấy tự tin hơn.
Trung Nguyễn