Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Kết quả khảo sát tình hình việc làm cựu sinh viên Đại học khóa 1 sau một năm ra trường tại trường Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 03:55 - 24/09/2021 Lượt xem: 1.117
Kết quả khảo sát tình hình việc làm cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2021 đối với đối tượng là sinh viên đại học khóa 1 sau 1 năm ra trường cho thấy những chỉ số chất lượng không ngừng được nâng cao. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu dệt may vẫn nhiều tín hiệu lạc quan. Nhiều thị trường bắt đầu hồi phục, được kết nối lại.
Kết quả khảo sát việc làm SVTN đại học khóa 1 sau 12 tháng tốt nghiệp như sau:
Sau 1 năm ra trường, tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp thay đổi rõ rệt từ vị trí việc làm đến mức thu nhập, thể hiện ở một số chỉ số sau:

+ Tỉ lệ phản hồi của SVTN đảm bảo theo yêu cầu mẫu khảo sát trong công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó: tỉ lệ phản hồi chung là 92,9%, các ngành có số lượng SVTN dưới 50 đều có tỷ lệ phản hồi đạt 100%.

+ Tỉ lệ SVTN có việc làm/tổng số SVTN có phản hồi của SVTN đạt 94.2% cao hơn 6.5% so với thời điểm SVTN sau 2 tháng (tỉ lệ SVTN có việc làm sau 2 tháng đạt 87,5%), tuy nhiên thấp hơn mục tiêu.
         
Tỉ lệ SVTN có việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 tháng tăng 4.2% so với thời điểm sau 2 tháng, đồng thời tỉ lệ làm trái ngành giảm 2.9%. Như vậy, kết quả cho thấy, đa số SVTN ra trường làm việc đúng với chuyên môn được đào tạo, thể hiện được phần nào các CTĐT đáp ứng được chuẩn đầu ra và nhu cầu DN.

 Về vị trí việc làm sau 12 tháng:
- Kết quả trên cho thấy tỉ lệ SVTN làm ở các vị trí quản lý và kỹ thuật tăng, vị trí làm việc công nhân trực tiếp sản xuất giảm so với thời điểm khảo sát sau 2 tháng, điều này phù hợp với thời điểm khảo sát. 
- Kết quả chỉ ra SVTN ĐH-K1, cùng với thời gian làm việc tăng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và vị trí việc làm tại doanh nghiệp được cải thiện, thể hiện: so với thời điểm sau 2 tháng tỉ lệ SV làm ở các vị trí công nhân sản xuất giảm từ 14,6% xuống còn 8,1%; vị trí quản lý tăng từ 5,2% lên 10,1%.
Về mức thu nhập sau 12 tháng:
- Tỉ lệ có thu nhập/tháng ở mức trên 8 triệu tăng nhiều so với thời điểm khảo sát sau 2 tháng:
+ Trên 8-12 triệu: đạt tỉ lệ 31,9%, tăng 24,2%
+ Mức trên 12 triệu đạt tỉ lệ 5,6%, tăng 2,9%
- Mức thu nhập bình quân/tháng là 8,5 triệu đồng, tăng 2,09 triệu so với thời điểm khảo sát sau 2 tháng; trong đó ngành Quản lý công nghiệp có  mức thu nhập bình quân cao nhất, đạt 9,2 triệu đồng/tháng; ngành CNSD có mức thu nhập bình quân thấp nhất là 7,4 triệu đồng/tháng.
- Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2021 mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp dệt may nhưng thu nhập trung bình/tháng của SVTN vẫn tăng hơn 2 triệu đồng/tháng so với thời điểm sau 2 tháng và cao hơn 0,45 so với mức thu nhập bình quân của ngành dệt may (mức thu nhập bình quân lao động ngành dệt may đến thời điểm 12/2020 là 8,05 triệu), Link: https://vinatex.com.vn/nganh-det-may-viet-nam-dat-muc-tieu-tro-lai-39-ty-usd-trong-nam-2021/
Các hoạt động kết nối, hợp tác và liên kết với doanh nghiệp đã giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu về thị trường lao động, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp uy tín.
 
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 243 Tổng truy cập: 33.346.922