Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Giải pháp hoàn thiện xây dựng và phát triển Văn hóa chất lượng tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 10:27 - 13/01/2021 Lượt xem: 1.275
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (ĐHCNDMHN) đã xác định mục tiêu phát triển nhà trường đến năm 2020, đồng thời đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, trong đó tăng cường hoạt động ĐBCL nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV được xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và xuyên suốt của quá trình phát triển nhà trường. Việc xác định tăng cường hoạt động ĐBCL trong trường ĐHCNDMHN là đáp ứng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và đặc biệt là xu hướng tiêu chuẩn hóa các trường ĐH trên thế giới thông qua hệ thống kiểm định, đánh giá, bộ tiêu chuẩn kiểm định theo thông tư 12/2017 có các tiêu chí về văn hóa chất lượng (VHCL) tiếp cận với bộ tiêu chuẩn kiểm định trong khu vực. Đây là nền tảng cho việc xây dựng VHCL trong nhà trường.

Mô hình VHCL trường ĐHCNDMHN được xây dựng trên cơ sở nội hàm của VHCL trong trường đại học bao gồm 5 thành phần môi trường tạo nên hệ giá trị VHCL của nhà trường. Theo đó, VHCL trường ĐHCNDMHN được xây dựng thông qua các thành phần môi trường được hoàn thiện như sau:
1.1. Môi trường học thuật
          Bao gồm các hoạt động nghiên cứu, trao đổi, triển khai phổ biến (hoạt động dạy và học) học thuật. Định hướng giá trị cho môi trường này là các hoạt động học thuật phục vụ cho nghiên cứu ứng dụng. Để có được những giá trị này, nhà trường cần phải có quyền tự chủ cao, tự quyết định các học thuật của mình, cụ thể những nội dung cần hoàn thiện:
          - Xây dựng chiến lược, kế hoạch và đầu tư nguồn lực thích đáng cho các hoạt động học tập phù hợp với sứ mạng, mục tiêu, giá trị cốt lõi, nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường;
          - Thực hiện các quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đối với hoạt động học thuật như: Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng;
          - Tăng cường các hoạt động hợp tác, chia sẻ học thuật giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường để môi trường học thuật năng động trong hoạt động đào tạo;
          - Liên tục bồi dưỡng, phát triển học thuật cho CB, GV, CNV nhà trường;
          - Thực hiện các hoạt động chia sẻ, truyền bá học thuật qua các kênh giảng dạy, học tập và dịch vụ chuyển giao theo nhiều hình thức phù hợp với thực tế xã hội, triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu học thuật trong giảng dạy, học tập, phát triển chương trình dạy học và các hoạt động đào tạo, phục vụ cộng đồng;
          - Tổ chức các hội thảo, hội nghị về học thuật, công bố các công trình NCKH của sinh viên, CB, GV, CNV trên các kênh thông tin như bài báo khoa học, tạp chí uy tín trong và ngoài nước.
          - Hoàn thiện cơ chế triển khai các CTĐT và thử nghiệm để đảm bảo đạt được những mục tiêu đặt ra và cho phép sinh viên đạt được đầu ra dự kiến.
          - Sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
1.2. Môi trường xã hội
          Là môi trường trong đó xác lập các mối quan hệ xã hội, bao gồm tổ chức, quản lý và những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện; định hướng cho các hoạt động và hành vi của nhà trường và các thành viên theo một quy chế tổ chức và hoạt động, tạo nên sức mạnh tập thể và bổ sung nguồn lực cho sự phát triển nhà trường. Hoàn thiện môi trường xã hội bao gồm:
          - Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và mục tiêu phù hợp với nguồn lực và định hướng phát triển của 1 trường tự chủ định hướng ứng dụng;
          - Hoàn thiện hệ thống quản lý hỗ trợ việc hoàn thành các sứ mệnh và mục tiêu;
          - Xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu liên quan đến đánh giá chất lượng và khảo sát chất lượng;
          - Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống ĐBCL bên trong bao gồm: Cơ cấu tổ chức, nhân sự, chức năng, phân công nhiệm vụ, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn;
          - Hoàn thiện hệ thống vận hành mạng lưới ĐBCL bên trong nhà trường: Xác lập cơ chế điều hành, phối hợp hoạt động và đánh giá hiệu quả chất lượng hoạt động các đơn vị trong nhà trường;
          - Tổ chức tư vấn, mở rộng (hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội) và liên kết với ngành nghề khác và doanh nghiệp trong khối ngành dệt may;
          - Thực hiện cam kết đảm bảo sự thành công của sinh viên thông qua việc cung cấp các nguồn lực và các dịch vụ để sinh viên có các cơ hội đạt được mục tiêu CTĐT ngành;
          - Xác định các phẩm chất của sinh viên mà nhà trường sẽ đào tạo và tạo dựng trong môi trường học tập để củng cố và phát triển nhân cách, trí lực cho sinh viên;
          - Công khai thông tin CTĐT, văn bằng, chứng chỉ được cấp và những thành tựu phát triên của nhà trường trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng;
          - Các chính sách tuyển dụng, khen thưởng, phát triển và đánh giá công khai minh bạch có tính hệ thống;
          - Cải thiện tỉ lệ hài lòng của người sử dụng lao động với chất lượng đào tạo nhà trường;
          - Các thông tin về hoạt động ĐBCL và kết quả đạt được của đơn vị được đăng tải công khai và cập nhật trên cổng thông tin nhà trường;
          - Thực hiện các hoạt động đào tạo tuân thủ đúng quy chế đào tạo Bộ GD&ĐT
1.3. Môi trường nhân văn
          Là môi trường trong đó, quyền và nghĩa vụ các thành viên cũng như các bên liên ở trong nhà trường được xác lập tường minh và tuân thủ thực hiện, đem lại nguồn lực để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động cho CSGD. Hoàn thiện xây dựng môi trường nhân văn gồm:
          - Thực hiện các quyền dân chủ toàn diện đối với đội ngũ CB, GV, CNV, NH;
          - Thực hiện đầy đủ các quyền lợi cơ bản theo chế độ chính sách của nhà nước cho đội ngũ CB, GV, CNV, NH trong nhà trường;
          - Xây dựng các Quy định, văn bản và biểu mẫu hướng dẫn để CB, GV, CNV, NH thực hiện đầy đủ, chất lượng và có hiệu quả đối với hoạt động nhà trường triển khai và xã hội;
          - Thông tin quản lý được thu thập một cách có hệ thống, thực hiện đối sánh hằng năm với các mục tiêu được thiết lập và các quy tắc chuẩn mực dùng để cải tiến quy trình;
          - Trường xây dựng một đội ngũ CB, GV, CNV phù hợp để hoàn thành sứ mệnh. Chất lượng, số lượng và việc thực hiện công việc của các CB, GV, CNV có hiệu quả để hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi của nhà trường;
          - Thực hiện có hệ thống các chính sách tuyển dụng, khen thưởng, phát triển và đánh giá, công khai minh bạch, tạo điều kiện rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho CB, GV, CNV và NH;
          - Phổ biến, tuyên truyền công tác đánh giá chất lượng, hoạt động ĐBCL cho CB, GV, CNV và NH;
          - Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (giữa CB, GV, CNV, NH, đối tác, tổ chức xã hội khác....);
          - Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người.
1.4. Môi trường văn hóa
          Là nơi xác lập hệ thống các chuẩn mực, các giá trị VH, niềm tin, quy tắc ứng xử tốt đẹp được các thành viên trong nhà trường đồng thuận và thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường trong hoạt động phát triển VHCL. Hoàn thiện môi trường văn hóa gồm:
          - Xây dựng các quy tắc ứng xử, tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ lẫ nhua giữa các thành viên;
          - Thực hiện đạo đức, lối sống lành mạnh, lưu truyền và phát huy truyền thống của nhà trường trong các hoạt động phát triển văn hóa đặc trưng riêng của nhà trường;
          - Thực hiện các hoạt động giao lưu, hợp tác, hội nhập với các bên liên quan trong và ngoài nước;
          - Thực hiện các giá trị văn hóa thông qua việc duy trì và phát huy chính sách và tuân thủ quy định trong nhà trường đáp ứng mục tiêu sứ mạng đã được tuyên bố;
          - Thực hiện các giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi nhà trường.
1.5. Môi trường tự nhiên
          Là cảnh quan, cơ sở vật chất góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng các hoạt động ĐBCL của nhà trường. Hoàn thiện môi trường tự nhiên của nhà trường bao gồm:
          - Kiến trúc, cảnh quan cơ sở xanh sạch, đẹp, hài hòa, hợp lý;
          - Đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất và kỹ thuật: Giảng đường, lớp học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy và học về số lượng và chất lượng;
          - Đảm bảo nguồn tài chính phân bổ chi cho các hoạt động và công khai minh bạch;
          - Thư viện được cập nhật nguồn tài liệu, học liệu đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH;
          - Ký túc xá (Khu nội trú) và các điều kiện sinh hoạt và học tập được đảm bảo cho sinh viên ở nội trú;
          - Đảm bảo an ninh, an toàn trong và khu vực xung quanh trường; đảm bảo đời sống văn hóa, nghệ thuật, thể thao,...cho tất cả các CB, GV, CNV, NH trong nhà trường tham gia;
          - Chất lượng các hoạt động phục vụ và hỗ trợ CB, GV, CNV, NH được tổ chức đánh giá mức độ hài lòng thường xuyên để cải tiến và nâng cao chất lượng.
  
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 44 Tổng truy cập: 18.721.190