Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Đánh giá chất lượng khoá đào tạo của sinh viên trước khi tốt nghiệp, năm học 2023-2024 tại Trường ĐHCN Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 01:58 - 18/09/2024 Lượt xem: 104

Sự hài lòng của người học trước khi tốt nghiệp về khoá đào tạo là căn cứ để đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục, từ kết quả chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục để cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.

Triết lý giáo dục giáo dục của Trường được xác định trong Quyết định số 841/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 08/04/2021: “Chất lượng - Năng động - Đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì thế hệ sinh viên chuyên nghiệp, sáng tạo và hội nhập”. Nội dung Triết lý giáo dục được cụ thể hóa ở CĐR các CTĐT của Nhà trường. 

Kết quả khảo sát 561/730 sinh viên ĐH-K5 trước khi tốt nghiệp, năm học 2023 – 2024 so với năm 2023 cũng như các năm trong vòng 5 năm trở lại đây trong 21 tiêu chí được khảo sát thì có 21 tiêu chí đều được đánh giá ở cấp độ 4/5 (mức hài lòng trong ngưỡng 3.41 => 4.21)

Hình 1. Biểu đồ kết quả khảo sát chất lượng khoá đào tạo của sinh viên trước khi tốt nghiệp năm 2024

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của SV trước tốt nghiệp năm 2024 về chất lượng khóa đào tạo của Nhà trường đều ở mức độ 4 theo thang đo Likert (mức độ hài lòng). Chỉ số chung năm 2024 là 4.06.

Bảng 1. Bảng thống kê chỉ số điểm TBC theo nhóm nội dung đánh giá

Kết quả khảo sát cho thấy nội dung đánh giá về chương trình đào tạo được các SV đánh giá cao nhất trong 3 nhóm nội dung, chỉ số điểm TBC Likert đạt 4.07 cho thấy sự cải tiến các chương trình đào tạo có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu SV. Tiêu chí tổ chức thực hiện khoá đào tạo tuy ở mức hài lòng nhưng là tiêu chí được đánh giá thấp nhất, chỉ số điểm là 4.03, nhóm về “Tổ chức thực hiện khoá đào tạo” với mức giảm 0.06 điểm (tương ứng với mức giảm 1.5%). Chỉ số hài lòng năm 2024 giảm 0.05 điểm so với năm 2023 (tương ứng với mức giảm 1.2%). Nhà trường cần ưu tiên cải thiện cơ sở vật chất phục vụ sinh viên (ưu tiên lắp điều hòa cho các phòng học thực hành may trước). Các đơn vị chủ trì các nội dung được đánh giá cần cải thiện công tác phục vụ và hỗ trợ người học để cải thiện các chỉ số này.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích mức độ hài lòng của sinh viên trước khi tốt nghiệp, nhà trường cần cải thiện một số vấn đề sau:

* Đối với nhóm tiêu chí Tổ chức thực hiện khóa đào tạo:

- Các khoa quản lý sinh viên cần chủ trì rà soát các khâu trong quy trình hỗ trợ, theo dõi tình tình hình học tập của sinh viên, tinh giản những khâu quá rườm rà (nếu có), hỗ trợ kịp thời khi SV cần hỗ trợ (tư vấn, giải đáp,..) giúp cải thiện chỉ số hài lòng của người học với hoạt động hỗ trợ người học của Nhà trường.

- Phòng Quản trị cơ sở vật chất cần chủ trì lập kế hoạch, tư vấn với Ban giám hiệu về các hạng mục cần ưu tiên cải thiện ngay, cũng như phân bổ nguồn lực tập trung khắc phục nhanh những vấn đề còn tồn tại để phục vụ sinh viên tốt hơn, giúp cải thiện chỉ số hài lòng của sinh viên với các điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường.

- Các đơn vị chức năng cần tăng cường cải thiện khâu hỗ trợ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của người học, giúp cải thiện chí số hài lòng của sinh viên với hoạt động hỗ trợ sinh viên của Nhà trường

* Đối với nhóm tiêu chí Chương trình đào tạo:

- Các khoa chủ trì ngành cần chủ trì rà soát, nghiên cứu lược bỏ những nội dung kiến thức không còn phù hợp trong CTĐT (nếu có), cập nhật/bổ sung nội dung chương trình giảng dạy sát với thực tế doanh nghiệp đảm bảo rõ ràng, phù hợp với chuẩn đầu ra, phù hợp với yêu cầu của từng trình độ, thuận lợi cho người học tiếp cận và lựa chọn khi tham gia học tập tại trường với mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của người học, giúp cải thiện chí số hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo của Nhà trường.

- Nhà trường cần đầu tư thêm các phần mềm dạy THUD doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào chương trình giảng dạy để sinh viên sau khi ra trường có thể tiếp cận và thích nghi.

* Đối với nhóm tiêu chí Hoạt động dạy và học:

Các khoa chủ trì ngành cần rà soát, nghiên cứu, cải tiến một số khâu chưa phù hợp trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học (nếu có); tiếp tục liên hệ mở rộng phạm vi đi thực tế, thực tập cho SV, quan tâm hơn nữa trong khâu tổ chức hướng dẫn SV khi đi thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp với mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của người học, giúp cải thiện chí số hài lòng của sinh viên với hoạt động dạy và học của Nhà trường.

 Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Trung tâm Đảm bảo chất lượng

 
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 269 Tổng truy cập: 31.684.373