Khi đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, cơ sở giáo dục không chỉ đánh giá chất lượng của quá trình, mà cần đánh giá chất lượng đầu ra và sinh viên tốt nghiệp. Khi đánh giá sinh viên tốt nghiệp, cơ sở giáo dục cần đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra, tỉ lệ tốt nghiệp và khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
Kết quả khảo sát việc làm sinh viên tốt nghiệp trong 3 tháng sau tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ĐH-K5 năm 2024 cho tỉ lệ phản hồi của cựu sinh viên tốt nghiệp đạt mức cao (95.73%), các ngành có số lượng sinh viên tốt nghiệp từ 50 trở xuống đều có phản hồi 100%. Tỉ lệ việc làm SVTN ra trường trong vòng 03 tháng sau tốt nghiệp ĐH-K5 là 92.07%
Hình 1. Kết quả khảo sát tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp ĐH-K5 sau 3 tháng
Kết quả khảo sát cho thấy, SVTN sau 03 tháng ĐH-K5 có tỉ lệ việc làm sau tốt nghiệp ổn định so với các khoá đào tạo, có thể thấy sức hấp dẫn của ngành và nhu cầu của doanh nghiệp cao về các ngành do Nhà trường đào tạo. Cụ thể Tỉ lệ việc làm chung toàn trường các ngành đào tạo ĐH-K5 là 92.07% so với từng khoá không có nhiều sự chênh lệch.
Hình 2. Đối sánh kết quả việc làm với các khoá trước
Tỉ lệ SVTN có việc làm đúng ngành và liên quan đến ngành chiếm tỉ lệ 90.67%, tỉ lệ này cho thấy CTĐT của trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội vẫn nhận được sự đón nhận của các đơn vị tuyển dụng.
Hình 3. Biểu đồ khảo sát tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp ĐH-K5 sau 3 tháng
Kết quả khảo sát vị trí việc làm cho thấy sau, trong vòng 3 tháng sau tốt nghiệp đa số SVTN làm ở các vị trí kỹ thuật, chuyên môn, điều đó cho thấy SVTN ngay khi ra trường đã có thể đáp ứng yêu cầu công việc tại doanh nghiệp ở các vị trí được đào tạo. Tỉ lệ SVTN làm vị trí quản lý và kỹ thuật chuyên môn là 88.07%.
Hình 4. Kết quả khảo sát vị trí việc làm sinh viên tốt nghiệp ĐH-K4 sau 2 tháng
So với các khoá đã tốt nghiệp, chỉ số SVTN sau 03 tháng ĐH-K5 có vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo là 88.07% cao hơn so với các khoá đã tốt nghiệp, mức chênh dao động từ 1.87% - 7.87%, vị trí quản lý đã được cải thiện so với ĐH-K4 tăng 1.90% so với ĐH-K4.
Kết quả khảo sát khu vực làm việc của SVTN cho thấy đa số SVTN ĐH-K5 sau 03 tháng làm việc ở 02 khu vực là tư nhân và có yếu tố nước ngoài (chiếm tỉ lệ 85.90%) có xu hướng tăng cao cho thấy sự hấp dẫn của khu vực này, đồng thời thể hiện sự thích ứng của sinh viên với môi trường làm việc có đòi hỏi cao và mức thu nhập tốt.
Hình 5. Kết quả khảo sát khu vực làm việc
Kết quả khảo sát mức thu nhập của SVTN sau khi ra trường:
Hình 6. Kết quả khảo sát mức thu nhập
Mức thu nhập của SVTN sau 03 tháng ĐH-K5 chủ yếu trong khoảng 8- dưới 12 triệu chiếm 49.46% và khoảng từ 5-8 triệu chiếm 43.17%. Mức thu nhập cao chủ yếu ở khu vực có yếu tố nước ngoài.
Mức thu nhập bình quân của SVTN ĐH-K5 sau 03 tháng tốt nghiệp là 8.0 triệu đồng, so với thời điểm khảo sát 03 tháng của ĐH-K4 tăng 1.0 triệu (mức thu nhập SVTN ĐH-K4 sau 3 tháng là 7 triệu đồng), do sự phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách trả lương theo sản phẩm và nhu cầu lao động được cải thiện nên thu nhập của lao động được cải thiện.
Kết quả khảo sát mức thu nhập SVTN ĐH-K5 sau 03 tháng so với các khoá đã tốt nghiệp khảo sát cùng thời điểm thì mức thu nhập từ 8- dưới 12 triệu và từ 12-dưới 15 triệu là cao và có xu hướng tăng, mức thu nhập bình quân SVTN ĐH-K5 là 8 triệu, cao hơn so với các khoá từ 0.5 đến 1,6 triệu.
Khảo sát, báo cáo cung cấp thông tin về tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp và khả năng tham gia vào thị trường lao động cuả sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả khảo sát tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong các căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiên cứu, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và tăng cường các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng