Mọi hoạt động đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong cơ sở giáo dục đều hướng tới hình thành văn hoá chất lượng (VHCL) và được thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (ĐBCLBT). Chính vì vậy, hệ thống ĐBCLBT là nhân tố quyết định sự triển khai thành công VHCL. Cơ sở giáo dục đặt ra mục tiêu đẩy mạnh VHCL trong trường nhằm hoàn thiện và cải tiến liên tục hệ thống ĐBCLBT đồng thời phổ biến nội dung và các quy trình thực hiện VHCL trong mọi hoạt động của hệ thống tới toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức và người học của Trường. Để xây dựng và phát triển VHCL, làm thế nào để gắn VHCL vào từng hoạt động cụ thể, quy trình thực hiện, cách thức (nội dung) thực hiện để hình thành VHCL. Trong bài viết thể hiện các bước hướng dẫn triển khai xây dựng và phát triển VHCL (quy trình 6 bước) cho 3 nội dung trong mô hình VHCL đề xuất chủ yếu tác động trực tiếp, đó là hình thành VHCL trong từng môi trường học thuật, nhân văn và văn hóa.
Trong hoạt động ĐBCLBT trường đại học, VHCL được nhắc đến như một phương thức giúp hoàn thiện chuẩn mực chất lượng trong tổ chức, là một thành tố văn hóa thúc đẩy sự phát triển của tổ chức về chất lượng trong các mặt hoạt động và có mối quan hệ chặt chẽ, có hệ thống với các thành tố văn hóa khác trong tổ chức. VHCL là hệ thống giá trị của một tổ chức thể hiện thông qua môi trường khuyến khích sự hình thành và không ngừng phát triển của chất lượng (Ahmed, 2008). Vì VHCL là một hệ thống các giá trị nên sẽ bao gồm các quy trình, giao tiếp, hành động và ra quyết định có suy xét nhằm đạt chất lượng tốt hơn cho cơ sở giáo dục; do đó, VHCL được xem như là một nét văn hoá đặc trưng của trường đại học (Nguyễn Thị Phương Nga, 2011). Có thể thấy, VHCL của một tổ chức có các đặc trưng quan trọng: (1) Có hệ thống các giá trị được tổ chức xây dựng nên; (2) Có môi trường phù hợp để phát triển; (3) Được nuôi dưỡng bởi ý thức tự giác của các tập thể, cá nhân trong tổ chức.
Việc hình thành VHCL sẽ giúp cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) dễ dàng thích ứng với những thay đổi của hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế; thể hiện rõ cam kết chất lượng với xã hội; hình thành môi trường quản lý chất lượng; có định hướng rõ ràng trong việc phát triển nguồn nhân lực... (Tạ Thị Thu Hiền, 2011).
Hình 1. Văn hóa chất lượng trong hệ thống ĐBCLBT (Nguyễn Thị Thu Hương, 2020)
Có thể thấy ĐBCL là sự hướng tới tạo dựng, xây dựng một nền tảng hình thành nên VHCL nhằm phòng ngừa, tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện các hoạt động ĐBCL. Vì vậy, VHCL là mục tiêu hướng tới của cơ sở GDĐH trong việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống ĐBCLBT trường, tạo nội lực để phát triển bền vững cơ sở GDĐH (Nguyễn Thị Thu Hương, 2020)
Từ những phân tích trên, có thể thấy những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển VHCL trong trường đại học để phát triển hệ thống ĐBCLBT là:
Hình 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa chất lượng
Đỗ Diên đề xuất quy trình 6 bước triển khai xây dựng và phát triển VHCL: (1) Xác lập chuẩn chất lượng, (2) Phổ biến tuyên truyền, (3) Triển khai thực hiện, (4) Kiểm tra - đánh giá, (5) Công khai thông tin, (6) Điều chỉnh bổ sung), tùy theo đặc thù của từng cơ sở giáo dục thì nhiệm vụ trong mỗi quy trình sẽ được xây dựng phù hợp để có thể triển khai thực hiện VHCL trong cơ sở giáo dục.
Hình 2. Mô hình các bước phát triển văn hóa chất lượng (Đỗ Diên, 2011)
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và định hướng phát triển về VHCL, nhóm tác giả đề xuất quy trình thực hiện xây dựng và phát triển VHCL cho các nhiệm vụ công việc cần thực hiện đã đề xuất cho 6 bước triển khai xây dựng và phát triển VHCL như sau:
Hình 2. Quy trình các bước triển khai xây dựng VHCL
Xây dựng và phát triển VHCL trong cơ sở giáo dục đại học là việc tiếp cận những nền tảng chất lượng để hình thành VHCL trong nhà trường, góp phần vào hoạt động ổn định của hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường và đáp ứng các yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục, tạo ra những ưu thế riêng của nhà trường. Việc xây dựng và phát triển VHCL là hoạt động mang tính hệ thống và lâu dài, cần sự đồng thuận và nỗ lực của tất cả mọi người, hướng đến mục tiêu chất lượng của nhà trường. Việc xây dựng và phát triển VHCL trong CSGD có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực hoạt động cốt lõi trong nhà trường, một mặt giúp đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn tự đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặt khác, quan trọng hơn là giúp nhà trường vận hành ổn định hệ thống ĐBCL bên trong và phát triển bền vững trong tầm nhìn dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Nguyễn Vĩnh An (2021), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó đến giáo dục”, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Số 3 tháng 3/2021.
-
Cục Quản lý chất lượng - Bộ GDĐT (2016), Bài giảng xây dựng và phát triển văn hoá chất lượng trong trường đại học, Tài liệu tập huấn.
-
Ahmed (2008), Quality Culture, College of Engineering & Computing, Florida Internationnal University, Miami, Florida, 2008.
-
AUN-QA (2016), Guide to AUN-QA assessment at institutional level (Version 2.0), ASEAN University Network.
-
Berings D. (2009), Reflection on quality culture as a substantial element of quality management in higher education. Fourth European Quality Assurance Forum (EQAF) of European University Association (EUA), Copenhagen, pp. 19-21, November 2009.
-
Đỗ Diên (2011), “Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học”, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 28, tháng 8/2011.
-
Tạ Thị Thu Hiền (2011), “Xây dựng và phát triển văn hoá chất lượng tại Đại học Quốc gia Hà Nội”, Hội thảo về đảm bảo chất lượng, tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ.
-
Nguyễn Thị Thu Hương (2020), Bài giảng Chất lượng và kiểm định chất lượng, Học phần Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục, Trường ĐHGD-ĐHQGHN.
-
Nguyễn Thị Phương Nga (2011), “Gắn kết giữa đảm bảo chất lượng và văn hoá chất lượng trong trường đại học”, Kỷ yếu Hội thảo về đảm bảo chất lượng, tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ, trang 32 – 36.
-
Lê Đức Ngọc và CTV (2008), “Xây dựng văn hoá chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng”, Tạp chí Thông tin Giáo dục, số 36/4, tháng 4/2008.
-
Lê Đức Ngọc và CTV. “Bàn về mô hình văn hoá chất lượng cơ sở giáo dục đại học”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 34, trang 13-15, năm 2012.
-
Nguyễn Vinh San (2016), “Xây dựng văn hoá chất lượng ở Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân Văn & Giáo dục, tập 6, số 1 (2016), trang 79-85.
-
AUN-QA, Thuật ngữ, khái niệm và thang đánh giá của bộ tiêu chuẩn kiểm định AUN-QA, Link: http://www.tlu.edu.vn/quy-che-quy-dinh-dao-tao/thuat-ngu-khai-niem-va-thang-danh-gia-cua-bo-8041
-
Đỗ Đình Thái (2014), “Mô hình phát triển văn hoá chất lượng trong trường đại học” , Tạp chí giáo dục số 345, kỳ 1, tháng 11/2014.
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng