Ghi nhận những ý kiến đánh giá của sinh viên các lớp Đại học về chương trình đào tạo môn học/ học phần: Nội dung chương trình, đề cương chi tiết học phần, hình thức tổ chức giảng dạy học phần, kiểm tra đánh giá,…Giúp lãnh đạo nhà trường, các khoa/ trung tâm và giảng viên giảng dạy biết được thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu người học, từ đó có định hướng phù hợp và các giải pháp cụ thể, sát thực trong việc nâng cao chất lượng, nội dung chương trình và giảng dạy. Nhà trường đã tổ chức hoạt động khảo sát các học phần hệ đại học trong năm học 2018 – 2019.
Kết quả khảo sát cho thấy: Có 2/80 học phần đáp (chiếm 3%) ứng yêu cầu của tiêu chí, 65/80 học phần (chiếm 81%) đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chí và 13/80 học phần (chiếm 16%) đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí. Có 28/80 học phần (chiếm 35%) được đánh giá trên trung bình (TBC: 3,92).
Kết quả khảo sát còn chỉ ra các tiêu chí đánh giá học phần có điểm trung bình được đánh giá ở mức tốt; Điểm TBC của từng tiêu chí đạt từ mức tốt trở lên (điểm TBC của tiêu chí thấp nhất là 3.46 và cao nhất là 4.03). So với học kỳ 1, 17 tiêu chí có độ lệch giảm đáng kể nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chí, cần tiếp tục khắc phục.
Từ những kết quả trên, nhưng giải pháp khắc phục cần đưa ra để triển khai trong các nhiệm vụ tiếp theo đó là:
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng cần rà soát, trọng tâm vào các tiêu chí đo chuẩn đầu ra của học phần; đề xuất phương thức khảo sát phù hợp với học chế tín chỉ.
- Khoa/Trung tâm cần tập trung rà soát, đánh giá học phần theo 5 nội dung sau:
+ Đề cương học phần mô tả đầy đủ thông tin về nội dung học phần chưa
+ Yêu cầu nào của học phần đo được mức độ thành thạo các kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên?
+ Học phần có yêu cầu sinh viên dành thời gian để lên thư viện tra cứu tài liệu không?
+ Khối lượng bài tập tự học được giao trong học phần đã phù hợp chưa?
+ Mức độ cần thiết của học phần đối với chương trình đào tạo được thể hiện như thế nào?
Nguyễn Thu Phương