Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị, đội ngũ nhân sự và hệ thống các văn bản quản lý để tạo điều kiện triển khai công tác tự chủ đại học tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 11:03 - 25/05/2023 Lượt xem: 297
Hệ thống quản trị, đội ngũ nhân sự và hệ thống các văn bản quản lý  trong cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là 3 yếu tố quan trọng và có mối quan hệ gắn bó mật thiết trong việc quản trị và vận hành tổ chức hoạt động của bất cứ đơn vị nào. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào các giải pháp củng cố các yếu tố này trong tổng thể nhằm tạo điều kiện triển khai công tác tự chủ đại học, hướng tới mục tiêu hiệu lực và hiệu quả trong điều kiện tự chủ đại học.

Theo thống kê hiện nay đã có 23 trường đại học chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 và đã đạt được những thành tựu rất lớn và có các chỉ số đầu ra rất cụ thể như nhiều diễn đàn, hội thảo vừa qua đã chia sẻ. Có thế nói rằng, tự chủ đại học là xu thế và là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển GDĐH, vấn đề còn lại là làm sao để đồng bộ hoá được các quy định, văn bản pháp luật, tạo được hành lang pháp lý thông thoáng, cách hiểu, cách thực thi về tự chủ được thuận lợi, an toàn và có được tính đột phá nhưng không tách rời việc quản trị trong cơ sở GDĐH ngày một cụ thể và toàn diện hơn cho GDĐH, trong đó việc củng cố hệ thống quản trị, đội ngũ nhân sự và hệ thống các văn bản quản lý trong cơ sở giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện triển khai hoạt động tự chủ. Bài ᴠiết nàу tiếp ᴄận ᴄông táᴄ tổ ᴄhứᴄ như một quá trình củng cố một loại hình đơn vị cụ thể - đó là quản trị trường đại học ᴄó tính chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và tự chủ đại học; ᴠấn đề nổi ᴄộm trong thựᴄ tiễn cần được củng cố, kiện toàn là ᴄông táᴄ tổ ᴄhứᴄ quản trị, công tác nhân ѕự và hệ thống văn bản quản lý của cơ sở giáo dục. Vì các vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau và mang tính hệ thống nên tác giả sẽ trình bày chung trong một chỉnh thể thống nhất gắn với chủ thể là trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Trường Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội được nâng cấp lên đại học theo mô hình tự chủ đầu tiên không có cơ quản chủ quản vì vậy cơ cấu bộ máy tổ chức của Trường hiện tại cơ bản sau khi sắp xếp theo mô hình tự chủ đã đảm bảo tính gọn gàng và hiệu quả trong quá trình vận hành, đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng. Với bộ máy này, trục quyền lực trong lãnh đạo, chỉ đạo được đảm bảo thống nhất từ trên xuống dưới; đồng thời, có các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban giám hiệu trong quá trình hoạt động.

Cụ thể bao gồm:
1. Hội đồng trường;
2. Ban giám hiệu;
3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
4. Hội đồng tư vấn (nếu có);
5. Các phòng chức năng (8 đơn vị);
7. Cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học: Trung tâm Sản xuất Dịch vụ;
8. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
9. Các đoàn thể và tổ chức xã hội trong trường:

Trong giai đoạn hình thành và xây dựng tổ chức quản lý theo mô hình trường đại học, Nhà trường đã kiện toàn Hội đồng trường theo quy định của Luật GDĐH sửa đổi số 34 và Nghị định hướng dẫn thi hành một số điểm sửa đổi của Luật GDĐH số 99. HĐT nhiệm kỳ 2020-2025 được công nhận vào ngày 16/7/2020 với 15 thành viên, đảm bảo tỷ lệ tham gia 30% của thành phần ngoài cơ sở giáo dục và có đại diện BCH Đoàn thanh niên là người học. Bên cạnh đó, Nhà trường đã rà soát chức năng, nhiệm vụ các đơn vị phù hợp tình hình thực tế, ban hành cùng với Quy chế tổ chức và hoạt động.
Công tác nhân sự chính là việc lắp người đủ về số lượng và chất lượng vào bộ máy tổ chức đã thiết kế để vận hành Nhà trường dựa trên các quy chế/quy định đã xây dựng. Cụ thể: việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ luôn tuân thủ đúng quy trình, quy định đã ban hành, tạo sự đồng thuận từ dưới lên trên. Việc đề nghị thực hiện từ dưới đơn vị lên trên Đảng ủy - BGH, việc phê duyệt thực hiện từ trên xuống dưới. Hiện nay, cơ bản đủ cán bộ tại tất cả các phòng/khoa/TT và tổ/bộ môn, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý trong phạm vi toàn trường ở đầu nhiệm kỳ 2015-2020; Nhà trường đã ban hành quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026 vào quý I năm 2021 và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 18 trường hợp dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại năm 2021, 2022; đội ngũ GV được chuẩn hóa và đảm bảo điều kiện duy trì 8 ngành đào tạo đã mở. Hiện tại, Nhà trường có 283 GV cơ hữu (trong đó: 22 Tiến sĩ, 212 Thạc sĩ; số nghiên cứu sinh hiện có 10; cao học 08). Số lượng NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ là 08; 100% GV giảng dạy đại học có trình độ Thạc sĩ trở lên.

Nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ, bồi dưỡng kiến thức thực tế, tiêu chuẩn chức danh cho cán bộ, GV, cụ thể các khóa tập huấn và hội thảo tập trung vào: phương pháp giảng dạy; phương pháp quản lý SV; tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp, cập nhật các công nghệ mới trong giáo dục; ứng dụng chuyển đổi số trong việc dạy - học và nâng cao chất lượng NCKH; các lớp bồi dưỡng TOEIC chuẩn quốc tế, bồi dưỡng về chứng chỉ MOS. Các GV đi thực tế DN tiên tiến để học hỏi công tác quản lý sản xuất, thực tế sản xuất và cập nhật công nghệ mới nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn sâu tại DN để có đủ khả năng tham gia giảng dạy các lớp theo nhu cầu DN. Các cán bộ tham gia khóa ngắn hạn tại nước ngoài về phương pháp xây dựng và quản lý chương trình đào tạo. Ngoài ra, công tác bồi dưỡng GV còn thực hiện thông qua nghiên cứu đề tài khoa học các cấp. Thông qua nghiên cứu, GV đã vận dụng được kết quả nghiên cứu vào quá trình giảng dạy đảm bảo nâng cao được chất lượng bài giảng.

Trong giai đoạn 2015-2022, Nhà trường đã tiến hành sửa đổi 25 văn bản và ban hành mới 54 văn bản về các quy chế/quy định để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản trị Nhà trường, Về cơ bản, hệ thống các văn bản quản lý trong Nhà trường là khá quy mô và đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu của Luật GDĐH sửa đổi và Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GDĐH sửa đổi, đảm bảo yêu cầu đảm bảo chất lượng của cơ sở GDĐH theo quy định.

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị, đội ngũ nhân sự và hệ thống các văn bản quản lý tạo điều kiện triển khai công tác tự chủ đại học
Giải pháp 1. Hoàn thiện hệ thống quản trị, cơ cấu tổ chức của Tường
Giải pháp 2. Hoàn thiện về công tác đội ngũ nhân sự triển khai hoạt động tự chủ trong cơ sở giáo dục
Giải pháp 3. Hoàn thiện vhệ thống văn bản quản lý tạo điều kiện triển khai hoạt động tự chủ

Yêu cầu hoạt động theo mô hình tự chủ đã chấm dứt hoàn toàn tư duy bao cấp, trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho cơ sở GDĐH khi triển khai công tác tự chủ như những năm vừa qua. Thực tế này đòi hỏi Trường phải có những thay đổi cơ bản về tổ chức, bộ máy, cơ chế vận hành; thay đổi cơ bản về tư duy thị trường trong triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh nhằm giúp Trường đảm bảo năng lực tự chủ, đặc biệt là tự chủ về học thuật và về tài chính để phát triển bền vững. Để có thể triển khai được, Trường cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý tạo điều kiện triển khai hoạt động tự chủ. Trong thời gian tới, sự vận động và phát triển kinh tế xã hội trong xu thế toàn cầu hoá với tốc độ cao sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về GDĐH. Để đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trong bối cảnh mới, một trong những vấn đề then chốt để triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng trong bối cảnh tự chủ đại học chính là sự củng cố và liên tục cải thiện về công tác quản trị, đội ngũ nhân sự và hệ thống các văn bản quản lý liên quan. Chỉ khi nào hệ thống quản trị được thiết kế với cơ cấu phù hợp, đội ngũ nhân sự bố trí tương thích với cơ cấu tổ chức và hệ thống văn bản quản lý phải đảm bảo các thành phần của hệ thống cùng phục vụ cho mục tiêu chung, các chính sách khơi dậy lực cho đội ngũ nhân sự vận hành hệ thống đó thì sẽ tạo ra một tổng thể thống nhất và phát huy được trí tuệ, sức mạnh tập thể.
 
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Trung tâm Đảm bảo chất lượng

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 176 Tổng truy cập: 31.140.899