Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Cải tiến các nội dung khảo sát mức độ hài lòng của người học về học phần đáp ứng các yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 04:12 - 17/12/2021 Lượt xem: 1.887
Theo các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo, nghiên cứu của (Babart Zaheer Butt và Kashif ur Rehman, 2010) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người học bao gồm: chuyên môn của giáo viên; nội dung học phần; môi trường hoc tập và cơ sở vật chất. Còn trong nghiên cứu của (Gruber, T., Fuß và cộng sự, 2020) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo bao gồm: nội dung học phần; ảnh hưởng của trường đại học; khả năng giảng dạy; chuyên môn và hỗ trợ của giảng viên; cơ sở vật chất của trường đại học và học phí. Về các nghiên cứu trong nước, nghiên cứu của Phạm Thị Liên (Liên, 2016) cho thấy sự hài lòng của người học ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất; khả năng phục vụ; chương trình đào tạo và giảng viên giảng dạy học phần. Tuy nhiên, mô hình của nghiên cứu này mới giải thích được 54,1% sự biến thiên về sự hài lòng của người học. Vì thế, trong bài viết này, tác giả hướng tới xây dựng các nội dung khảo sát nhằm giải thích tốt hơn về sự ảnh hưởng của các yếu tố tới mức độ hài lòng của người học đang tham gia học tập, nghiên cứu tại trường đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội.

Các nội dung khảo sát mức độ hài lòng của người học về học phần gồm những nội dung sau:
Theo như mô hình trên, có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đó là:
- Nội dung học phần: việc phổ biến và công khai thông tin cần thiết về học phần và yêu cầu cần đáp ứng của nội dung học phần (đáp ứng chuẩn đầu ra và có cập nhật thông tin mới)
- Hoạt động kiểm tra đánh giá: phổ biến và công khai quy định về kiểm tra đánh giá cũng như yêu cầu về kiểm tra đánh giá (đánh giá đúng năng lực người học, phù hợp chuẩn đầu ra và phản hồi, tiếp nhận khiếu nại kịp thời)
- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học phần: điều kiện về phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, trang thiết vị và học liệu phục vụ cho học phần.
Vì vậy các nội dung này cần được rà soát, cải tiến để thu thập được thông tin chính xác nhất về chất lượng học phần.

Thông qua các nội dung yêu cầu kiểm định về đánh giá chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, các nội dung được xây dựng có thể chia các biến quan sát vào 4 nhóm yếu tố theo mô hình đánh giá:

Nội dung 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần
Nội dung 2: Cấu trúc, nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá, tài liệu tham khảo học phần
Nội dung 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ học phần
Nội dung 4: Các vấn đề khác

Cụ thể các tiêu chí đã được xây dựng như sau:
Dựa vào kết quả khảo sát đã công bố, tác giả có khuyến nghị để nâng cao mức độ hài lòng của người học đối với học phần cần ưu tiên việc cải thiện công tác triển khai hoạt động cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá; tiếp đến cần đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá giúp đánh giá đúng năng lực của người học; phù hợp chuẩn đầu ra cũng như có phản hồi kịp thời giúp người học cải thiện kết quả học tập. Sau đó là đổi mới phương pháp giảng dạy và cập nhật nội dung học phần; cuối cùng là nâng cao điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học phần.
 
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra đánh giá cũng có mức ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của người học về học phần. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá, bản thân giảng viên ngoài sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra của học phần thì còn cần phản ánh đúng năng lực của người học. Không chỉ thế, việc phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá cần kịp thời và có thể giúp học sinh cải thiện kết quả học tập cũng như giảng viên và nhà trường cần có hình thức giúp người học dễ dàng thực hiện khiếu nại về kết quả học tập khi có nhu cầu. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá, giảng viên không chỉ chú trọng tới kết quả kiểm tra đánh giá mà cần tập trung vào góp ý trong quá trình kiểm tra đánh giá. Thông qua những góp ý cụ thể và kịp thời đó, người học có thể cải thiện những điểm yếu của bản thân về kiến thức và kỹ năng, thông qua đó, nâng cao năng lực bản thân nhằm đạt được chuẩn đầu ra yêu cầu của chương trình đào tạo.
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Trung
Trung tâm Đảm bảo chất lượng
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 136 Tổng truy cập: 31.684.240